tailieunhanh - Vai trò của chức năng thận tồn lưu trên bệnh nhân thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm những mục tiêu sau: (1) đánh giá RRF ở những bệnh nhân CAPD tại khoa thận nội - miễn dịch ghép bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 3-2009 đến 3-2010; (2) so sánh hai nhóm bệnh nhân còn và không còn chức năng thận tồn lưu về tình trạng dư dịch, lọc máu đầy đủ và những yếu tố khác. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 VAI TRÒ CỦA CHỨC NĂNG THẬN TỒN LƯU TRÊN BỆNH NHÂN THẨM PHÂN PHÚC MẠC LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ Nguyễn Thị Thanh Thùy*, Tạ Phương Dung*, Trần Thị Bích Hương** TÓM TẮT Mở đầu: Chức năng thận tồn lưu (Residual Renal Function - RRF) được chứng minh ngày càng quan trọng trong điều trị thay thế thận cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, đặc biệt ở bệnh nhân được điều trị bằng thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú (Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis – CAPD). Mục tiêu: (1) Đánh giá RRF ở những bệnh nhân CAPD tại khoa Thận nội – Miễn dịch ghép bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 3-2009 đến 3-2010; (2) So sánh hai nhóm bệnh nhân còn (nhóm A, RRF ≥ 1ml/min/ m2) và không còn (nhóm B, RRF< 1ml/ph/1,73 m2) chức năng thận tồn lưu về tình trạng dư dịch, lọc máu đầy đủ và những yếu tố khác. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong thời gian từ 03/2010 đến 03/ 2011, chúng tôi có 70 bệnh nhân (39 có tính thấm màng bụng trung bình cao và 31 trung bình thấp). Thời gian theo dõi bệnh nhân từ lúc làm CAPD đến lúc nghiên cứu có trung vị là 5,1 tháng. Nhóm A có 20 bệnh nhân (28,6%) và nhóm B có 50 bệnh nhân (71,4%). Không có sự khác nhau giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê về tuổi, giới tính, trọng lượng cơ thể, đái tháo đường, tính thấm màng bụng và thời gian làm CAPD. So với nhóm B, nhóm A có thể tích nước tiểu 24 giờ cao hơn (trung vị 800ml so với 100ml, p <0,0001), ít bệnh nhân bị suy tim xung huyết hơn (10% so với 30%, p ), ít bệnh nhân dùng 3 thuốc hạ áp trở lên (22,5% so với 46,7%, p = ). Trong nhóm A, RRF góp 20% vào tổng Kt/V và 35% vào tổng độ thanh lọc creatinine của bệnh nhân trong khi nhóm B do mất RRF nên không có phần đóng góp nào. Nhóm A có nồng độ albumin cao hơn (3,37g/dL so với 3,14g/dL, p 0,04), ít bị thiếu máu hơn (12,25g/dL so với 10,5g/dL, p 0,008), nhu cầu dùng erythropoietin ít hơn (4000 UI so với 12000UI, p 0,003) so với nhóm B trong khi những chỉ số khác như .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.