tailieunhanh - Bài giảng Vật lý đại cương 2 - Chuyên đề: Vật dẫn

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Vật dẫn, tính chất vật dẫn, hiện tượng điện hưởng, ứng dụng hiện tượng điện hưởng,. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. chi tiết nội dung tài liệu. | BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2 Chuyên đề: VẬT DẪN (Để download tài liệu này, hãy đăng nhập vào diễn đàn của trang web ) Đỗ Quốc Huy MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, SV phải : Nêu được các tính chất của vật dẫn cân bằng tĩnh điện; hiện tượng điện hưởng và ứng dụng của hiện tượng điện hưởng. Tính được điện dung của vật dẫn cô lập và điện dung của các loại tụ điện. Tính được năng lượng điện trường. NỘI DUNG I – Vật dẫn cân bằng tĩnh điện II – Hiện tượng điện hưởng III – Điện dung của vật dẫn cô lập IV – Tụ điện, điện dung của tụ điện V – Năng lượng điện trường. I – VẬT DẪN CÂN BẰNG TĨNH ĐIỆN: 1 – Khái niệm về vật dẫn, vật dẫn cân bằng tĩnh điện: Vật dẫn là vật có các hạt mang điện tự do. Các hạt này có thể chuyển động khắp mọi điểm trong vật dẫn. Trong phạm vi hẹp, vật dẫn là các vật kim loại. Khi tích điện cho vật dẫn hoặc đặt vật dẫn trong điện trường tĩnh, các điện tích sẽ dịch chuyển trong vật dẫn và nhanh chóng đạt đến trạng thái ổn định, không chuyển động có . | BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2 Chuyên đề: VẬT DẪN (Để download tài liệu này, hãy đăng nhập vào diễn đàn của trang web ) Đỗ Quốc Huy MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, SV phải : Nêu được các tính chất của vật dẫn cân bằng tĩnh điện; hiện tượng điện hưởng và ứng dụng của hiện tượng điện hưởng. Tính được điện dung của vật dẫn cô lập và điện dung của các loại tụ điện. Tính được năng lượng điện trường. NỘI DUNG I – Vật dẫn cân bằng tĩnh điện II – Hiện tượng điện hưởng III – Điện dung của vật dẫn cô lập IV – Tụ điện, điện dung của tụ điện V – Năng lượng điện trường. I – VẬT DẪN CÂN BẰNG TĨNH ĐIỆN: 1 – Khái niệm về vật dẫn, vật dẫn cân bằng tĩnh điện: Vật dẫn là vật có các hạt mang điện tự do. Các hạt này có thể chuyển động khắp mọi điểm trong vật dẫn. Trong phạm vi hẹp, vật dẫn là các vật kim loại. Khi tích điện cho vật dẫn hoặc đặt vật dẫn trong điện trường tĩnh, các điện tích sẽ dịch chuyển trong vật dẫn và nhanh chóng đạt đến trạng thái ổn định, không chuyển động có hướng nữa – ta nói vật dẫn đang ở trạng thái cân bằng tĩnh điện I – VẬT DẪN CÂN BẰNG TĨNH ĐIỆN: 2 – Tính chất của vật dẫn cân bằng tĩnh điện: a) Trong lòng vật dẫn không có điện trường (Etrong = 0). c) Mặt ngoài của vật dẫn, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với bề mặt vật dẫn b) Toàn vật dẫn là một khối đẳng thế. d) Nếu vật dẫn tích điện thì điện tích chỉ phân bố ở mặt ngoài của vật dẫn và tập trung tại các mũi nhọn. Hệ quả: vật dẫn rỗng ở trạng thái cân bằng tĩnh điện thì ở phần rỗng và thành trong của vật không có điện trường và điện tích. 3 – Hiệu ứng mũi nhọn: Sự phân bố điện tích trên mặt vật dẫn phụ thuộc vào hình dạng của bề mặt vật dẫn. Những vật dẫn có dạng mặt cầu, mặt trụ dài vô hạn, mặt phẳng rộng vô hạn thì điện tích phân bố đều. Những vật dẫn có hình dạng bất kì thì điện tích tập trung nhiều tại các chỗ lồi ra. Tại các mũi nhọn, mật độ điện tích rất lớn, tạo nên điện trường rất mạnh. Điện trường này làm một số ion và electron có sẵn trong khí quyển chuyển động, va .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.