tailieunhanh - Gây tê màng giáp nhẫn để xử trí đường thở khó trong gây mê hồi sức: Báo cáo 20 trường hợp

Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá bước đầu sử dụng kỹ thuật gây tê màng giáp nhẫn để đánh giá đường thở và đặt nội khí quản trong các trường hợp có yếu tố tiên lượng đường thở khó trong gây mê hồi sức. đề tài qua bài viết này. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 GÂY TÊ MÀNG GIÁP NHẪN ĐỂ XỬ TRÍ ĐƯỜNG THỞ KHÓ TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC: BÁO CÁO 20 TRƯỜNG HỢP Võ Thị Thúy Nga*, Đỗ Thanh Huy** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá bước đầu sử dụng kỹ thuật gây tê màng giáp nhẫn để đánh giá đường thở và đặt nội khí quản trong các trường hợp có yếu tố tiên lượng đường thở khó trong gây mê hồi sức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: với phương pháp tiền cứu mô tả cắt ngang, tại phòng mổ bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ, 20 trường hợp chỉ định phẫu thuật chương trình, có 1 hay nhiều các yếu tố dự báo đường thở khó. Người bệnh được gây tê màng giáp nhẫn để đánh giá đường thở, và tiến hành đặt nội khí quản (NKQ) trong khi người bệnh tỉnh, làm theo y lệnh và tự thờ (Awake Intubation; AI), gây mê được tiến hành sau khi đặt thành công ống NKQ. Ghi lại số liệu lâm sàng bao gồm: đặc điểm người bệnh, loại phẫu thuật, các dạng đường thở khó, kỹ thuật đặt NKQ, các thuận lợi và phiền nạn của kỹ thuật này. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả: từ tháng 6/2011 đến tháng 9/2011, có 20 bệnh nhân bao gồm 15(75%) trường hợp bướu cổ (bướu giáp nhân, basedow, k giáp), 2(10%) trường hợp phẫu thuật tuyến mang tai, 2(10%) trường hợp phẫu thuật vùng hầu họng, 1(5%) trường hợp phẫu thuật bụng. Các dạng NKQ khó ghi nhận được dưới đèn soi thanh quản (Cormack và Lehane) gồm:10(50%) gadeIII, 1(5%) gradeIV còn lại là grade I và II, 2 trường hợp khí quản di lệch do bướu to chèn ép. Có 19(95%) trường hợp đặt NKQ thành công sau khi gây tê, 1(5%) trường hợp phải cho ngủ và đặt NKQ qua mặt nạ Fastrack. Có 2(10%) trường hợp tăng mạch và huyết áp sau khi đặt NKQ nhưng ổn định ngay sau khi cho ngủ, 10(50%) trường hợp có chảy ít máu sau khi gây tê nhưng đều tự khỏi. Kết luận: qua sử dụng kỹ thuật gây tê màng giáp nhẫn cho 20 trường hợp cho thấy: đây là kỹ thuật đạt hiệu quả cao, giúp người gây mê chủ động hơn trong xử trí các trường hợp đường thở khó có tiên lượng trước, có thể dùng kỹ thuật này với đèn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN