tailieunhanh - Báo cáo một trường hợp bệnh waldenstrom điều trị bằng gạn tách huyết tương và hóa trị với phác đồ bortezomide, rituximab, dexamethasone
Bài viết có nội dung để báo cáo một ca bệnh nam được chẩn đoán bệnh waldenstrom với các triệu chứng lâm sàng thiếu máu mạn, suy thận cấp. Bệnh nhân đáp ứng tốt sau khi được điều trị bằng gạn tách huyết tương và hóa trị với phác đồ phối hợp bortezomide, rituximab, dexamethazone. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH WALDENSTROM ĐIỀU TRỊ BẰNG GẠN TÁCH HUYẾT TƯƠNG VÀ HÓA TRỊ VỚI PHÁC ĐỒ BORTEZOMIDE, RITUXIMAB, DEXAMETHASONE Hoàng Thị Thúy Hà*, Nguyễn Trường Sơn** TÓM TẮT Chúng tôi báo cáo một ca bệnh nam được chẩn đoán bệnh Waldenstrom với các triệu chứng lâm sàng thiếu máu mạn, suy thận cấp. Bệnh nhân đáp ứng tốt sau khi được điều trị bằng gạn tách huyết tương và hóa trị với phác đồ phối hợp Bortezomide, Rituximab, Dexamethazone. Từ khóa: Waldenstrom, gạn tách huyết tương, Bortezomide, Rituximab ABSTRACT CASE REPORT: A PATIENT DIAGNOSED WALDESTROM DISEASE WHO TREATED WITH PLASMAPHERESIS AND CHEMOTHRARAPY IN COMBINATION WITH BORTEZOMIDE, RITUXIMAB, DEXAMETHAZONE Hoang Thi Thuy Ha, Nguyen Truong Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 27 - 31 We report a case of an old patient who diagnosed Waldenstrom macroglobulinemia with chronic anemia and acute renal failure. He was treated with plasmapheresis and chemotherapy in combination with Bortezomide, Rituximab, Dexamethazone and had a good response. Keys words: Waldenstrom, plasmapheresis, Bortezomide, Rituximab dễ bỏ sót. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đại phân tử globuline máu Waldenstrom (Waldenstrom Macroglobulinemia-WM) là bệnh lý rối loạn tăng sinh lympho mạn tính, đặc trưng bởi tăng tiết một paraprotein IgM đơn dòng và sự thâm nhiễm tế bào lympho-plasmocyte ác tính trong tủy xương và một số cơ quan khác. Biểu hiện lâm sàng của bệnh Waldenstrom chủ yếu là hậu quả của thâm nhiễm tế bào u trong các cơ quan, tăng độ quánh máu và khác với đa u tủy xương, hiếm có biểu hiện hủy xương, suy thận. Bệnh hiếm gặp (chiếm khoảng 2% trong các bệnh máu ác tính), tần suất mắc mới hằng năm khoảng 3 trường hợp bệnh/ 1 triệu dân. Diễn biến bệnh chậm và triệu chứng khởi phát thường kín đáo và không đặc hiệu(3,5). Chính vì những lý do trên nên bệnh có thể được chẩn đoán khá muộn và TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG Bệnh nhân nam, 67 tuổi, nhập
đang nạp các trang xem trước