tailieunhanh - Xây dựng văn hóa học đường – Nhìn từ góc độ giảng viên
Văn hoá học đường là môi trường để giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu môi trường học đường bị “ô nhiễm” thì nhà trường không thực hiện được chức năng truyền tải tri thức, các giá trị, chuẩn mực văn hóa đến thế hệ trẻ. Trong môi trường đại học hiện nay, các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục vẫn giữ được các giá trị, nét đẹp của nền giáo dục truyền thống, đặc biệt chuẩn mực đạo đức yêu trò, kính thầy vẫn là tư tưởng chủ đạo. Bên cạnh đó, trước những tác động tiêu cực của xã hội, đã làm cho môi trường đại học bị biến đổi, đạo đức của một bộ phận giảng viên đang bị xuống cấp, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong giảng đường đại học | XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIẢNG VIÊN TS. Lê Văn Hùng Khoa Lý luận chính trị và Xã hội Văn hoá học đường là môi trường để giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu môi trường học đường bị “ô nhiễm” thì nhà trường không thực hiện được chức năng truyền tải tri thức, các giá trị, chuẩn mực văn hóa đến thế hệ trẻ. Trong môi trường đại học hiện nay, đa số các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục vẫn giữ được các giá trị, nét đẹp của nền giáo dục truyền thống, đặc biệt chuẩn mực đạo đức yêu trò, kính thầy vẫn là tư tưởng chủ đạo. Bên cạnh đó, trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt sự du nhập của văn hóa phương Tây đã làm cho môi trường đại học bị biến đổi, đạo đức của một bộ phận giảng viên đang bị xuống cấp, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong giảng đường đại học. Có thể nói môi trường đại học là một xã hội thu nhỏ, ở ngoài xã hội có tệ nạn gì thì ở trong môi trường đại học có tiêu cực đó. Sự vi phạm các chuẩn mực đạo đức, văn hóa trong môi trường đại học diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội, đánh giá về vấn đề này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội ở một bộ phận học sinh, sinh viên”[1]. 1. Quan niệm về văn hóa học đường Văn hoá học đường là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một nền giáo dục, trong môi trường này tất cả các chủ thể tham gia từ người học đến nhà quản lý, giáo viên, nhân viên đều phải tuân thủ pháp luật, quy định, rèn luyện đạo đức, lối sống. Nếu môi trường học đường không giữ được nền nếp, giá trị, chuẩn mực, thầy không ra thầy, trò không ra trò thì nhà trường không thể thực hiện được chức năng truyền tải, giáo dục văn hóa. Để xây dựng .
đang nạp các trang xem trước