tailieunhanh - Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đề tài được thực hiện nhằm phản ánh hiện trạng hiện nay về tình hình lao động nước ngoài tại Thành phố, tìm hiểu về thực trạng cũng như những khó khăn trong việc quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm quản lý có hiệu quả hơn bộ phận lao động này. | Hiện tại lao động phổ thông trong nước vẫn rất dư thừa. Dân số Vỉệt Nam đang ở độ tuổi lao động vàng, nhưng công nhân làm việc trong lĩnh vực công nghiệp rất ít, chiếm hơn 20% tổng số lao động. Còn lại lao động nông nghiệp và các lĩnh vực khác. Thế nhưng gần đây thì các doanh nghiệp lại đề nghị phải nhập khẩu lao động phổ thông thì khó có thể chấp nhận được. Mặc dù cần phải thừa nhận rằng lao động phổ thông nước ngoài có tính kỷ luật cao hơn, có ý thức cao hơn lao động trong nước. Lao động phổ thông nước ta còn ảnh hưởng nhiều của tác phong nông nghiệp, không có tính kỷ luật. Họ thường có tâm lý “đứng núi này, trông núi nọ”, có thể thôi việc bất ngờ để chuyển sang làm cho doanh nghiệp khác. Tuy nhiên không phải vì những hạn chế này của người lao động trong nước mà doanh nghiệp lại đề xuất nhập khẩu lao động phổ thông nước ngoài. Chúng ta hoặc là cần phải xem lại độ chính xác các số liệu điều tra về thị trường lao động, hoặc phải xem lại mức lương tại các doanh nghiệp sử dụng lao động hiện nay. Thực tế mức lương mà các doanh nghiệp trả cho người lao động quá thấp, không đủ để nuôi sống bản thân và tái tạo sức lao động nên người lao động chưa muốn tìm việc. Nếu một lao động ở Việt Nam được trả lương bằng với mức lương sẽ trả cho lao động người nước ngoài, thì các doanh nghiệp làm sao thiếu lao động. Thay vì nhập khẩu lao động, các doanh nghiệp nên tạo điều kiện cho người lao động trong nước như nâng lương, đào tạo nghề, nâng tay nghề thì tất yếu năng suất tăng.
đang nạp các trang xem trước