tailieunhanh - Phát triển nguồn nhân lực hướng tới tăng trưởng bền vững
Đối với mọi quốc gia nguồn nhân lực luôn có vai trò hết sức quan trọng, nhưng đối với những quốc gia tài nguyên thiên nhiên không dồi dào, thì nguồn nhân lực càng có tầm quan trọng hơn. Việt Nam thuộc những nước không có nhiều tài nguyên, do vậy nguồn nhân lực càng có vị thế vượt trội đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Báo cáo sẽ đề cập tới một số vấn đề chung về nguồn nhân lực, một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng xem và tham khảo. | PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TSKH. Võ Đại Lược Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương Đối với mọi quốc gia nguồn nhân lực luôn có vai trò hết sức quan trọng, nhưng đối với những quốc gia tài nguyên thiên nhiên không dồi dào, thì nguồn nhân lực càng có tầm quan trọng hơn. Việt Nam thuộc những nước không có nhiều tài nguyên, do vậy nguồn nhân lực càng có vị thế vượt trội đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Báo cáo này sẽ đề cập tới một số vấn đề chung về nguồn nhân lực, một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. 1. Những vấn đề chung về phát triển nguồn nhân lực Trước hết phải xác định nguồn nhân lực là gì? Ngân hàng Thế giới cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân”. Theo tổ chức Lao động quốc tế: “Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”. Hai định nghĩa này gắn nguồn nhân lực với lực lượng tham gia lao động, nghĩa là theo nghĩa hẹp. Nhưng nguồn nhân lực có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ dân cư của một quốc gia, không những là người lao động, mà cả học sinh, sinh viên, trẻ em, người già, nghĩa là những người sẽ đang lao động, sẽ tham gia lao động và đã hết tuổi lao động. Đây là một loại “tài nguyên đặc biệt”, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các nguồn lực phát triển của mọi quốc gia, là cơ sở cơ bản nhất cho sự phát triển bền vững. Nguồn nhân lực hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là lực lượng lao động mà còn là lực lượng tiêu dùng những của cải do lao động làm ra. 557 Nguồn nhân lực có thể xét về mặt cơ cấu, theo tuổi tác, theo giới tính, theo nghề nghiệp, theo trình độ, theo tài năng. Một quốc gia có tỷ trọng người trẻ tuổi cao, tỷ trọng tri thức lớn, số người tài hội tụ về nhiều - đó là một quốc gia có tiềm năng phát triển lớn. Phát triển nguồn nhân lực, theo quan điểm của Liên hiệp quốc bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm
đang nạp các trang xem trước