tailieunhanh - Về việc hoàn thiện thể chế giáo dục đại học tư thục

Bài viết phân tích các bất cập trong thực hiện quy hoạch và xây dựng thế chế. Qua đó đề xuất một số giải pháp khắc phục, bao gồm việc làm rõ định hướng phát triển của giáo dục đại học tư thục và việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, trong đó phân định cơ sở giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận với cơ sở giáo dục đại học tư thục vì lợi nhuận. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2018, Vol. 10, No. 2, pp. 1-8 This paper is available online at VỀ VIỆC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC Phạm Đỗ Nhật Tiến1 Tóm tắt. Đối chiếu với các kinh nghiệm quốc tế có liên quan, có thể thấy, pháp luật giáo dục đại học tư thục nước ta đã được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của giáo dục đại học tư thục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một hiện trạng đáng lo ngại: hệ thống giáo dục đại học tư thục đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Trên cơ sở phân tích các bất cập trong thực hiện quy hoạch và xây dựng thế chế, bài viết này đề xuất một số giải pháp khắc phục, bao gồm việc làm rõ định hướng phát triển của giáo dục đại học tư thục và việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, trong đó phân định cơ sở giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận với cơ sở giáo dục đại học tư thục vì lợi nhuận. Từ khóa: Cơ sở giáo dục đại học tư thục, Luật Giáo dục đại học, xã hội hóa giáo dục, quan hệ đối tác công-tư. 1. Mở đầu Cách đây 26 năm, với chủ trương khuyến khích mở các trường, lớp dân lập được nêu thành quan điểm chỉ đạo trong NQTW4 (khoá VII), giáo dục tư thục đã đứng trước cơ hội đầu tiên để hình thành và phát triển. Những lợi thế của cơ hội này đã được khai thác từ đó đến nay và dường như đã cạn. Tuy nhiên, với sự ra đời của NQ 05/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; với việc khẳng định quyền sở hữu tài sản của trường tư thục được quy định trong Luật Giáo dục 2005; trước yêu cầu tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô của giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020 theo tinh thần NQ 14/2005 của Chính phủ; trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính, một cơ hội mới đã được mở ra cho sự phát triển của giáo dục đại học tư thục. Mặc dù có biểu hiện trì trệ về phát triển trong mấy năm gần đây, nhưng một động thái mới đã .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN