tailieunhanh - Hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành dựa trên sự thay đổi của men tim, thuốc tăng co bóp cơ tim, tỉ lệ bệnh nhân bị sốc điện sau tháo kẹp động mạch chủ, sự ổn định của huyết động trong và sau mổ, kết quả phẫu thuật ngắn hạn trong vòng 30 ngày sau mổ. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ BẢO VỆ CƠ TIM CỦA SEVOFLURANE TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH Hồ Thị Xuân Nga*, Nguyễn Thị Qúy*, Hoàng Anh Khôi* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (BCĐMV) dựa trên sự thay đổi của men tim, thuốc tăng co bóp cơ tim (TCBCT), tỉ lệ bệnh nhân bị sốc điện sau tháo kẹp động mạch chủ, sự ổn định của huyết động trong và sau mổ, kết quả phẫu thuật ngắn hạn trong vòng 30 ngày sau mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiền cứu từ 3/2010 đến 5/2011 tại Viện Tim Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu gồm 64 bệnh nhân được chia làm hai nhóm, 34 bệnh nhân ở nhóm sevoflurane, 30 bệnh nhân nhóm propofol, được lựa chọn ngẫu nhiên phương pháp gây mê theo phương pháp chuyển vị nhóm ngẫu nhiên phân tầng theo nhóm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Kết quả: Các đặc điểm về gây mê hồi sức và phẫu thuật đều tương đồng nhau ở hai nhóm bệnh nhân. Đặc điểm về hiệu quả bảo vệ cơ tim, nhóm sevoflurane có tỉ lệ sốc điện sau khi tháo kẹp động mạch chủ là 5,9% so với nhóm propofol 43,3% (p = 0,001). Tỉ lệ sử dụng thuốc dãn mạch của nhóm sevoflurane trong mổ là 20,6% so với nhóm propofol 56,7% (p= 0,003). Tỉ lệ sử dụng thuốc tăng co bóp cơ tim là 46,7% so với nhóm propofol 70,6% (p= 0,05). Sau mổ, các thuốc dãn mạch và co mạch được sử dụng ở phòng hồi sức cũng ít hơn ở nhóm sevoflurane: dãn mạch 14,3% so với 48,3% ở nhóm propofol (p= 0,02), co mạch 20% so với 31% nhóm propofol (p= 0,05). Tuy nhiên, giữa hai nhóm không có sự khác biệt nhau về sự thay đổi của men tim troponin I và CKMB cũng như các đặc điểm về thời gian rút nội khí quản, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện, các biến chứng và tỉ lệ tử vong sau mổ. Kết luận: Nhóm bệnh nhân sevoflurane có huyết động ổn định hơn nhóm propofol, hiệu quả bảo vệ cơ tim trên nhóm bệnh nhân sử dụng sevoflurane được thể hiện rõ nét qua sự giảm tỉ lệ sử dụng TCBCT và thuốc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.