tailieunhanh - Văn học kỹ nữ Trung Quốc trung đại - dòng riêng giữa nguồn chung

Trong văn học Trung Quốc trung đại, kỹ nữ có một vai trò đặc biệt quan trọng. Không chỉ là đối tượng sáng tác của văn nhân, kỹ nữ còn là những chủ thể sáng tạo văn chương đầy chủ động. Văn học kỹ nữ với số lượng dồi dào, thể tài đa dạng, cảm hứng bất tận, thành tựu đặc sắc đã sớm được ghi nhận là một dòng văn học riêng biệt, tuy không tách rời văn chương truyền thống nhưng thường xuyên thể hiện sự ngược dòng và yếu tố cách tân táo bạo. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) VĂN HỌC KỸ NỮ TRUNG QUỐC TRUNG ðẠI DÒNG RIÊNG GIỮA NGUỒN CHUNG Phan Nguyễn Phước Tiên Khoa Ngữ văn, Trường ðại học Khoa học Huế Email: TÓM TẮT Trong văn học Trung Quốc trung ñại, kỹ nữ có một vai trò ñặc biệt quan trọng. Không chỉ là ñối tượng sáng tác của văn nhân, kỹ nữ còn là những chủ thể sáng tạo văn chương ñầy chủ ñộng. Văn học kỹ nữ với số lượng dồi dào, thể tài ña dạng, cảm hứng bất tận, thành tựu ñặc sắc ñã sớm ñược ghi nhận là một dòng văn học riêng biệt, tuy không tách rời văn chương truyền thống nhưng thường xuyên thể hiện sự ngược dòng và yếu tố cách tân táo bạo. Văn học kỹ nữ Trung Quốc trung ñại có thể xem là một "dòng riêng giữa nguồn chung". Từ khóa: Kỹ nữ, văn học trung ñại, Trung Quốc Nguyên chữ “kỹ” trong từ “kỹ nữ”, tiếng Trung có ba dạng. Dạng thứ nhất 伎 (nhân + chi) ñể chỉ ca nhi, vũ nữ thời xưa; dạng thứ hai 技 (thủ + chi) có nghĩa là tài năng, tài nghệ; dạng thứ ba 妓 (gồm nữ + chi) ñể chỉ những người hành nghề buôn son bán phấn. Các chữ này Trung Hoa thời cổ dùng thông nhau, không phân biệt, ñôi khi còn dùng thông với các chữ 娼 (xướng) hay 倡 (xương), ñều có nghĩa là con hát. Như vậy, nhìn từ từ nguyên, kỹ nữ có nguồn gốc từ ca múa. Chữ “kỹ” vừa ñể chỉ một nghề, vừa thể hiện tài nghệ của kỹ nữ trong âm nhạc, vũ ñạo và các hình thức nghệ thuật khác, trong ñó có văn học. Văn học kỹ nữ bao gồm các tác phẩm văn học hoặc do kỹ nữ sáng tác, hoặc lấy kỹ nữ làm ñối tượng thẩm mỹ. Chủ thể của dòng văn học này bao gồm hai mẫu tác giả cơ bản: văn nhân và kỹ nữ. Văn nhân ở ñây không phải là người làm văn nói chung mà chỉ giới hạn ở những kẻ sĩ thuộc “tình chủng”, ứng với mẫu người tài tử trong xã hội phong kiến. Theo Trần Nho Thìn: “Người tài tử, khách tài tình, khách phong lưu chẳng qua là các nhà nho năng lui tới các giáo phường, tham gia vào cuộc sinh hoạt nghệ thuật tại “nhà trò” ñể thưởng thức và cùng sáng tạo nên một nền nghệ thuật mà văn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.