tailieunhanh - Mấy nhận xét về vấn đề tự trị trong các viện Đại học ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975
Bài viết đưa ra nhận xét về vấn đề tự trị trong các viện Đại học ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam đã luôn được chính quyền tạo điều kiện thuận lợi về tổ chức cũng như hoạt động sao cho sự tự trị luôn được bảo đảm ở mức cao nhất. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) MẤY NHẬN XÉT VỀ VẤN ĐỀ TỰ TRỊ TRONG CÁC VIỆN ĐẠI HỌC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI KỲ 1954-1975 Phạm Ngọc Bảo Liêm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: pnbliem@ TÓM TẮT Giáo dục đại học là một trong những vấn đề văn hóa xã hội nổi bật ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975. Nghiên cứu hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam thời gian này, dễ nhận thấy rằng vấn đề tự trị trong các cơ sở giáo dục đại học được chính quyền cũng như các viện đại học hết sức coi trọng. Với cách tiếp cận ấy, hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam đã luôn được chính quyền tạo điều kiện thuận lợi về tổ chức cũng như hoạt động sao cho sự tự trị luôn được bảo đảm ở mức cao nhất (về tổ chức, quản trị viện đại học; tự chủ trong quá trình đào tạo và vấn đề tự do học thuật; ngân sách hoạt động của các viện đại học). Nét đặc sắc đó đã góp phần làm nên dấu ấn và vị thế của giáo dục đại học trong đời sống xã hội ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975. Từ khóa: 1954-1975, giáo dục đại học, miền Nam Việt Nam, tự trị đại học. 1. Chính sách đối với giáo dục đại học của Chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Geneva (71954) Hiệp định Geneva được ký kết giữa Việt Nam và Pháp ngày 21-7-1954 đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Theo tinh thần Hiệp định, vĩ tuyến 170 được lấy làm giới tuyến quân sự tạm thời, đến tháng 7-1956 các bên liên quan sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền Việt Nam. Tuy nhiên, ở miền Nam Việt Nam, được sự hậu thuẫn của Mỹ về chính trị, viện trợ về kinh tế - quân sự, Ngô Ðình Diệm đã dùng nhiều biện pháp để gạt dần ảnh hưởng của thực dân Pháp, từng bước xác lập và củng cố vị thế chính trị, quân sự của mình. Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại của Quốc gia Việt Nam để lên làm Tổng thống. Đến tháng 31956, một cuộc bầu cử Quốc hội riêng rẽ được .
đang nạp các trang xem trước