tailieunhanh - Lý Quang Diệu với chính sách xây dựng, phát triển xã hội của Singapore (1959-1990)

Bài viết này trình bày về vai trò và những dấu ấn đậm nét của Lý Quang Diệu đối với quá trình phát triển của Singapore trên cơ sở phân tích các chính sách xây dựng và phát triển xã hội của nước này giai đoạn 1959 - 1990. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016) LÝ QUANG DIỆU VỚI CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CỦA SINGAPORE (1959 - 1990) Trần Thị Hợi Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: tranhoikls@ TÓM TẮT Không chỉ người dân Singapore mà cả thế giới đều nghiêng mình kính nể trước tài năng lỗi lạc của Lý Quang Diệu - nguyên Thủ tướng của đảo quốc Sư tử. Ông chính là người đã biến Singapore từ một “làng chài nhỏ bé” trở thành một trong những quốc gia phồn vinh, thịnh vượng nhất thế giới hiện nay. Trong thời gian cầm quyền của mình, Lý Quang Diệu đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của việc phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội. Chính vì vậy, trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước sau độc lập, cũng như đáp ứng nhu cầu của nhân dân và mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, Lý Quang Diệu đã đưa ra nhiều chính sách xây dựng và phát triển xã hội phù hợp và thực hiện nó với một quyết tâm rất cao. Trên cơ sở phân tích các chính sách xây dựng và phát triển xã hội của Singapore giai đoạn 1959 - 1990, tác giả muốn khẳng định vai trò và những dấu ấn đậm nét của Lý Quang Diệu đối với quá trình phát triển của quốc gia này. Từ khóa: chính sách xã hội, Lý Quang Diệu, Singapore. Lịch sử của đảo quốc Singapore gắn liền với tên tuổi của Lý Quang Diệu, ông không chỉ là người có công khai quốc mà còn “dựng nên một quốc gia vĩ đại từ một hòn đảo nhỏ”. Trong suốt thời gian cầm quyền của mình (1959 -1990), bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế; Lý Quang Diệu đã lựa chọn và thực hiện nhiều chính sách xây dựng, phát triển xã hội; đưa Singapore từ “Thế giới thứ ba” tới “Thế giới thứ nhất” chỉ trong một thế hệ. Điều này thể hiện tầm nhìn chiến lược và quan điểm phát triển toàn diện, sáng suốt của ông. 1. Chính sách đảm bảo công bằng xã hội Sau khi giành được quyền tự trị (1959), đặc biệt sau khi tách khỏi Liên bang Malaysia vào năm 1965 và quyết định phát triển độc lập; Singapore phải đối .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.