tailieunhanh - Những động thái chính trị của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX – sự ứng đối của Việt Nam và những hệ lụy lịch sử

Bài viết này trình bày về những động thái chính trị của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Năm 1663, Pháp đã đến Việt Nam thiết lập hoạt động thương mại và truyền giáo. Cuối thế kỷ XVII, Pháp tỏ rõ động thái xâm chiếm Việt Nam. Hệ luận cuối cùng là việc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam như một điểm gặp của định mệnh lịch sử, để những trang sử tiếp theo không còn ghi những gì tốt đẹp của những thế kỷ bang giao Việt Nam – Pháp. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) NHỮNG ĐỘNG THÁI CHÍNH TRỊ CỦA PHÁP Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX – SỰ ỨNG ĐỐI CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG HỆ LUỴ LỊCH SỬ Hoàng Thị Anh Đào Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: TÓM TẮT Giữa thế kỷ XVII, sau khi nhận thấy mình đã quá chậm chân ở Viễn Đông, Pháp đã nhanh chóng xúc tiến một quá trình xâm nhập Viễn Đông bằng cách thành lập Công ty Đông Ấn Pháp và Hội truyền giáo hải ngoại Paris. Việt Nam là vùng đất còn nhiều “khoảng trống quyền lực” mà Pháp không muốn bỏ lỡ một cơ hội chiếm lấy. Kết quả là năm 1663, Pháp đã đến Việt Nam thiết lập hoạt động thương mại và truyền giáo. Đến cuối thế kỷ XVIII, khi những nhân tố lịch sử hội tụ một cách thuận lợi cho người Pháp, nước này đã có quá trình vận động, tỏ rõ động thái chính trị về một động cơ xâm chiếm Việt Nam. Đứng trước làn sóng đó, Việt Nam đã có những ứng đối nhằm đáp trả, tuy nhiên tất cả đều không còn phù hợp với nhu cầu thời đại. Hệ luận cuối cùng là việc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam như một điểm gặp của định mệnh lịch sử, để những trang sử tiếp theo không còn ghi những gì tốt đẹp của những thế kỷ bang giao Việt Nam – Pháp. Từ khóa: bang giao Việt - Pháp, cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, động thái chính trị, truyền giáo Pháp, ứng đối Việt Nam. 1. KHÁI QUÁT NHỮNG MỐI LIÊN HỆ CỦA NGƯỜI PHÁP VỚI VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XVIII Sau những cuộc vận động của giáo sĩ Alexandre de Rhodes ở Tòa thánh Rome và Paris vào những năm cuối của thập niên 50 thế kỷ XVII, nước Pháp đã chuẩn y việc thành lập Hội truyền giáo Hải ngoại Paris (MEP - La Société des Missions Étrangères de Paris) năm 1663, nhằm thay chân người Bồ Đào Nha sang truyền giáo ở Việt Nam. Trước đó, theo Quyền Bảo trợ1, Bồ Đào Nha có đặc quyền truyền giáo ở phương Đông trong đó có Việt Nam mà không một nước phương Tây nào có thể xâm phạm. Cuối cùng, sau nhiều biến chuyển của cục .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.