tailieunhanh - Đánh giá hiệu quả điều trị châm cứu tiểu khó, bí tiểu ở sản phụ sau sanh

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm chứng minh điện châm có tác dụng điều trị bí tiểu, tiểu khó ở sản phụ sau sanh. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, thực hiện tại bệnh viện Phụ sản Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh, từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÂM CỨU TIỂU KHÓ, BÍ TIỂU Ở SẢN PHỤ SAU SANH Nguyễn Thị Thanh Hà* TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Bí tiểu, tiểu khó sau sanh ngả âm đạo là một trong những biến chứng hay gặp. Tình trạng bí tiểu, tiểu khó sau sanh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây cho sản phụ nhiều cảm giác khó chịu như: đau tức bụng và không tiểu được. Bệnh này kéo dài dễ gây nhiễm khuẩn đường tiết nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ năm 2001 – 2002 trên 384 trường hợp sanh ngả âm đạo, tần suất bí tiểu sau sanh là 13,5%, tỷ lệ mắc bệnh rất cao, rất đáng ngại cho sức khỏe của phụ nữ sau sanh. Sau khi sanh ngả âm đạo, thành bàng quang thường bị phù, xung huyết, làm bàng quang tăng dung tích, mất nhạy cảm tương đối với áp lực của lượng nước tiểu trong bàng do phản xạ co thắt cơ vòng do đau đớn hoặc lo sợ gây tiểu khó, bí tiểu. Điều trị bí tiểu, tiểu khó bằng cách đặt thông tiểu là một biện pháp phổ biến để làm giảm bí tiểu,tiểu khó, nhưng việc đặt ống thông lặp đi lặp lại có thể gây viêm niệu đạo và bàng quang. Điều trị châm cứu đã được chứng minh là có hiệu quả trong các bệnh lý đường tiết niệu (rối loạn tiểu). Công trình này tiến hành nghiên cứu nhằm chứng minh điện châm có tác dụng điều trị bí tiểu, tiểu khó ở sản phụ sau sanh. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, thực hiện tại bệnh viện Phụ sản Hùng Vương Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011. Đối tượng nghiên cứu: 61 bệnh nhân có độ tuổi trung bình nhóm nghiên cứu: 28,05 ± 3,75, trong đó có 30 bệnh nhân tiểu khó, 31 bệnh nhân bí tiểu; 32 bệnh nhân sanh thường, 29 bệnh nhân sanh can thiệp (sanh forceps, sanh hút). Được điều trị điện châm các huyệt: Quan nguyên (CV4), Khí hải (CV6), Trung cực (CV3), Khúc cốt (CV2), Tam âm giao (SP6)(7). 2 lần một ngày, châm đến khi bệnh nhân đi tiểu thông (trong 2-3 ngày). Phương tiện đánh giá: Đánh giá mức độ cải thiện .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.