tailieunhanh - Ứng dụng các phương pháp thăm dò điện một chiều dự đoán nhanh nước dưới đất theo tuyến 01 khu vực Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bài viết này nghiên cứu áp dụng hai phương pháp thăm dò điện trở hợp lý dự đoán nhanh khả năng chứa nước tại tuyến 01 khu vực Thanh Tân. Đó là phương pháp đo sâu điện trở 4 cực đối xứng và phương pháp ảnh điện. Khi áp dụng các phương pháp này đạt kết quả tốt ở khu vực Thanh Tân sẽ tạo tiền đề và định hướng tốt cho khả năng tìm kiếm nước dưới đất tương tự trong tương lai. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 3, Số 1 (2015) ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ ĐIỆN MỘT CHIỀU DỰ DOÁN NHANH NƯỚC DƯỚI ĐẤT THEO TUYẾN 01 KHU VỰC THANH TÂN, XÃ PHONG SƠN, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Đình Bảo*, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Ngô Tự Do, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Lê Duy Đạt, Hồ Trung Thành Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học Huế * Email: nguyendinhbaodvlh@ TÓM TẮT Để điều tra nguồn nước dưới đất, ở giai đoạn nghiên cứu ban đầu nhằm dự báo sơ bộ khả năng chứa nước dưới đất chúng ta thường sử dụng các phương pháp địa vật lý. Đó là phương pháp giải đoán nhanh và có độ chính xác cần thiết. Chính vì vậy trong bài báo này chúng tôi sẽ áp dụng hai phương pháp thăm dò điện trở hợp lý dự đoán nhanh khả năng chứa nước tại tuyến 01 khu vực Thanh Tân. Đó là phương pháp đo sâu điện trở 4 cực đối xứng và phương pháp ảnh điện. Khi áp dụng các phương pháp này đạt kết quả tốt ở khu vực Thanh Tân sẽ tạo tiền đề và định hướng tốt cho khả năng tìm kiếm nước dưới đất tương tự trong tương lai. Kết quả nghiên cứu trên tuyến đã xác định được ở lớp trên tại vị trí 330m đến 400m và 580m đến 630m là khu vưc có thể có khả năng chứa nước và trong lớp đá gốc ở chiều sâu từ 60m đến 70m, vị trí từ 175m đến 325m có một đới dập vỡ dạng thấu kính có khả năng chứa nước. Từ khóa: phương pháp thăm dò điện một chiều, dự đoán nhanh, nước dưới đất. 1. MỞ ĐẦU Nước dưới đất đang được sử dụng rất rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong những vùng khan hiếm nguồn nước mặt. Để điều tra nguồn nước dưới đất, chúng ta sử dụng phương pháp khoan thăm dò có độ chính xác cao nhưng giá thành rất lớn. Vì vậy ở những giai đoạn nghiên cứu ban đầu nhằm dự báo khả năng chứa nước dưới đất chúng ta thường sử dụng các phương pháp địa vật lý. Đó là phương pháp giải đoán nhanh và có độ chính xác cần thiết. Việc áp dụng các phương pháp địa vật lý, đặc biệt là phương pháp thăm dò điện trở tìm kiếm các cấu trúc chứa nước dưới đất ở nước ta những năm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN