tailieunhanh - Nho giáo, một cội nguồn văn hóa phương Đông trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Nho giáo có nhiều yếu tố tích cực như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đó là ước vọng về một xã hội an ninh, hòa mục, một thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân, dưỡng tính; đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn, kế thừa, cải tạo cho phù hợp để phục vụ cách mạng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 3, Số 2 (2015) NHO GIÁO, MỘT CỘI NGUỒN VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Hoàng Ngọc Vĩnh*, Hoàng Trần Như Ngọc Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học Huế *Email: hngocvinh@ TÓM TẮT Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình nhà Nho yêu nước, ảnh hưởng của Nho giáo ở Hồ Chí Minh là tất nhiên, và Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất sâu sắc. Đặc biệt là triết lý tu thân đề cao tu dưỡng đạo đức cá nhân: Đạo đức với mình thì phải nghiêm khắc; đạo đức với người thì phải khoan dung, độ lượng; đạo đức với công việc thì phải tận tâm, tận lực. Nho giáo chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ là những điều bị Hồ Chí Minh phê phán, bác bỏ. Nhưng Nho giáo cũng có nhiều yếu tố tích cực như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đó là ước vọng về một xã hội an ninh, hòa mục, một thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân, dưỡng tính; đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn, kế thừa, cải tạo cho phù hợp để phục vụ cách mạng. Từ khóa: Gia đình nhà Nho yêu nước; Triết lý tu thân; Triết lý nhân sinh Nho giáo do Khổng Tử sáng lập ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ VI trước công nguyên. Ra đời thời Xuân Thu, trong cảnh vương đạo suy vi, bá đạo lấn át vương đạo, tình hình chính trị xã hội, đạo đức, trật tự, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, rối loạn, lý tưởng chính trị của Khổng Tử xây dựng dựa trên học thuyết về Nhân - Lễ - Chính danh là nhằm khôi phục lại trật tự, kỷ cương xã hội và đạo đức xã hội rối ren ấy của Trung Quốc cổ đại. Trong học thuyết ấy, “Nhân” là hạt nhân là nội dung của học thuyết chính trị, “Lễ” là hình thức của “Nhân”, “Chính danh” là con đường đạt tới điều “Nhân”. “Nhân” là kết tinh cao nhất của triết học Khổng Tử. Nho giáo Trung Quốc đã phát triển qua nhiều thời kỳ. Giai đoạn Khổng Tử

TỪ KHÓA LIÊN QUAN