tailieunhanh - Đóng góp của triết học Tây Âu thời Phục hưng về vấn đề con người
Nội dung bài viết trình bày về những đóng góp của triết học Tây Âu thời Phục hưng. Triết học thời kỳ Phục hưng đã để lại cho lịch sử tư tưởng nhân loại nhiều giá trị to lớn, đặc biệt là trên vấn đề về con người. Chính những quan niệm có giá trị về con người trong thời kỳ này đã đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học và triết học ở Tây Âu về sau này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014) ĐÓNG GÓP CỦA TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI Nguyễn Thị Kiều Sương Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học Huế Email: nguyentkieusuong@ TÓM TẮT Để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, đồng thời thể hiện thế giới quan và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản trong thời kỳ bình minh cách mạng của nó, triết học thời kỳ Phục hưng hướng trọng vào vấn đề con người, giải phóng con người và quan hệ giữa con người và thế giới. Trong thời kỳ này, xu hướng khôi phục lại nền văn hóa cổ đại, trên cơ sở nền kinh tế mới diễn ra một cách mạnh mẽ. Trong đó có việc khôi phục lại những quan niệm của triết học cổ đại về con người trên tinh thần chủ nghĩa nhân đạo tư sản. Nhưng do ảnh hưởng của hoản cảnh lịch sử mới, cũng như những luồng tư tưởng mới, triết học thời kỳ này không đơn thuần dừng lại ở việc tiếp thu và khôi phục các giá trị tư tưởng truyền thống, mà còn, phát triển với nhiều đặc sắc. Triết học thời kỳ Phục hưng đã để lại cho lịch sử tư tưởng nhân loại nhiều giá trị to lớn, đặc biệt là trên vấn đề về con người. Chính những quan niệm có giá trị về con người trong thời kỳ này đã đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học và triết học ở Tây Âu về sau này. Từ khóa: Đóng góp, triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng, vấn đề con người 1. Ở Tây Âu, bước sang thời kỳ Phục hưng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu ra đời và phát triển, sau đó liên tiếp diễn ra các cuộc cách mạng tư sản làm rung chuyển ngai vàng của chế độ phong kiến, đẩy nó mau chóng tới chỗ sụp đổ. Đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, đồng thời thể hiện thế giới quan và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản trong thời kỳ bình minh cách mạng của nó, triết học và khoa học tự nhiên hướng trọng vào vấn đề con người. Vì thế, vấn đề con người và giải phóng con người, quan hệ giữa con người và thế giới trở thành trung tâm của các quan niệm triết học trong thời kỳ này. Thời Trung cổ, với nền sản xuất trình độ thấp
đang nạp các trang xem trước