tailieunhanh - Phê bình phân tâm học ở Việt Nam - nhìn từ phương diện thực hành
Bài viết đi sâu nghiên cứu khảo sát và đánh giá một cách tổng quan về tình hình nghiên cứu, phê bình văn học từ góc độ phân tâm học ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay từ phương diện thực hành. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 3, Số 2 (2015) PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC Ở VIỆT NAM - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN THỰC HÀNH Nguyễn Thành Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Huế Email: nguyenthanh27@ TÓM TẮT Bài báo khảo sát và đánh giá một cách tổng quan về tình hình nghiên cứu, phê bình văn học từ góc độ phân tâm học ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay từ phương diện thực hành. Trong đó, người viết chú trọng các giai đoạn 1930-1945 (phân tâm học bắt đầu hiện diện trong sáng tác và phê bình văn học ở Việt Nam), 1945-1975 (Phân tâm học có vị trí nhất định trong sáng tác và phê bình văn học ở miền Nam), 1986 đến nay (sự tái hiện của phân tâm học trong sáng tác và phê bình văn học với sự gạn lọc và chuyên sâu hơn). Từ khóa: Phân tâm học, Phê bình văn học, Freud. Phân tâm học lâu nay đã được vận dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nghiên cứu, phê bình văn học. Ở Việt Nam sự hiện diện của phê bình phân tâm học đã được ghi nhận từ những năm 30 của thế kỷ 20 qua một số công trình nghiên cứu văn học dưới dạng đơn nhất hoặc kết hợp với các lý thuyết khác. Tuy nhiên, phê bình phân tâm học cũng như khá nhiều phương pháp phê bình khác từng hiện diện trong khoa nghiên cứu văn học trước tháng 8 năm 1945 không còn được vận dụng trong nghiên cứu văn học sau cách mạng tháng Tám ở miền Bắc. Lý do của việc này là do sự thống ngự độc tôn trong một thời gian dài của phê bình xã hội học mác xít. Thế nhưng, ngay cả ở miền Nam giai đoạn 1955-1975, nơi mà các phương pháp sáng tác và phê bình văn học được sử dụng khá rộng rãi, thì phê bình phân tâm học cũng không chiếm một vị trí quan trọng. Điều đó, có thể vì một số lý do sau đây: - Văn hóa Việt Nam cho đến thời điểm 1975 và có thể kéo dài hơn một thập niên nữa về sau không phù hợp và cũng không cổ xúy cho việc “khoe” cái phần bản năng của mỗi con người. Vì thế, trong khâu sáng tác, nhà văn thường kháng cự với bản năng và vô thức. Trong khâu phê bình, người ta thường không chấp nhận các chi tiết bản .
đang nạp các trang xem trước