tailieunhanh - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018 - THPT Việt Yên 1

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018 - THPT Việt Yên 1, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. ! | LUYỆN THI ĐẠI HỌC GVTHPTVY1_NGUYỄN HỮU MẠNH_ĐT_0978552585 TRƯỜNG THPT VIỆT YÊN I KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học ĐỀ THI THỬ SỐ 1 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. Họ, tên thí sinh:.SBD: . Cho nguyên tử khối các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; N = 14; P = 31, Si = 28; S = 32; F = 19, Cl = 35,5; Br = 80, I = 127; Li = 7; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Sr = 88; Al = 27; Zn = 65; Fe = 56; Cu = 64; Ag =108; Pb =207. Câu 1. Chất nào sau đây tham gia được phản ứng tráng gương ? A. CH3COOH B. CH3COOC2H5 C. HCOOC2H5 D. CH3COO-CH=CH2 Câu 2. Cho các chất sau: HCOOC2H5; CH3COOH; CH3COOCH3; C3H5(OH)3. Số chất thuộc loại este là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3. Hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ đơn chức và một este đơn chức của ancol etylic. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M thu được một ancol và 4,7 gam một muối. Đun toàn bộ lượng ancol này với H2SO4 đặc thu được 336 ml olefin (đktc). Giá trị của m là A. 4,02 B. 3,30 C. 5,02 D. 4,09 Câu 4. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X cần vừa đủ 0,2 mol NaOH thu được 13,4 gam muối và hỗn hợp Y gồm các ancol đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol Y thu được 0,5 mol CO2. CTPT của X là A. C5H8O4 B. C4H6O4 C. C7H12O4 D. C7H10O4 Câu 5. Chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có tên gọi là A. triolein B. tripanmitin C. tristearin D. trilinolein Câu 6. Cho 69,79 kg chất béo A tác dụng vừa đủ với 14,56 kg KOH trong dung dịch, sau phản ứng thu được 7,82 kg glixerol. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 76,44 kg B. 127,4 kg C. 72,37 kg D. 120,62 kg Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol. B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol. C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ. D. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Câu