tailieunhanh - Khảo sát kết quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi trong điều trị suy hô hấp ở trẻ em

Nghiên cứu có mục tiêu xác định tỷ lệ thành công và các yếu tố liên quan kết quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) trong điều trị suy hô hấp ở trẻ em. Nghiên cứu tiến hành khảo sát tất cả trẻ suy hô hấp được cho thở NCPAP tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tháng 10 và 11 năm 2010. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 KHẢO SÁT KẾT QUẢ CỦA THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ EM Bạch Văn Cam*, Trần Ngọc Quỳnh Vy** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thành công và các yếu tố liên quan kết quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) trong điều trị suy hô hấp (SHH) ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát tất cả trẻ SHH đụơc cho thở NCPAP tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tháng 10 và 11 năm 2010. Kết quả: Có 177 ca SHH thở NCPAP, trong đó trẻ sơ sinh 45,2 %. Chỉ định viêm phổi, sốt xuất huyết (SXH), hội chứng SHH sơ sinh theo thứ tự 46,9 %, 13 %, 13 %. Rút lõm ngực là triệu chứng thường gặp trước khi thở NCPAP (83,6 %). Áp lực và FiO2 trung bình ban đầu là 5,3 ± 0,6 cm H2O và 53,3 ± 22,9 %. Trong đó chỉ 10,5 % trẻ suy hô hấp nặng được đặt FiO2 100 %, và ngược lại 73,1 % trẻ được đặt FiO2 100 % mà không có suy hô hấp nặng. NCPAP cho tỷ lệ thành công rất cao trong 6 giờ đầu (91,5 %), đặc biệt trong nhóm trẻ có rút lõm ngực trước khi thở NCPAP. Tai biến ít gặp chỉ có 2 ca chướng hơi dạ dày, 2 ca viêm loét mũi, 1 ca tràn khí màng phổi lượng ít. Kết luận: Ở trẻ em SHH cấp, NCPAP là kỹ thuật học thích hợp, hiệu quả cao khi được chỉ định kịp thời và điều chỉnh các thông số theo hướng dẫn. Từ khóa: thở áp lực dương liên tục qua mũi, suy hô hấp, áp lực, FiO2. ABSTRACT SURVEY THE RESULTS OF TREATMENT BY NASAL CONTINUOUS POSITIVE AIRWAY PRESSURE FOR CHILDREN WITH RESPIRATORY FAILURE Bạch Văn Cam, Trần Ngọc Quỳnh Vy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 48 - 54 Objective: To determine the results and related factors of nasal continuous positive airway pressure (NCPAP) method in treatment for children with respiratory failure. Study design: A descriptive cross-sectional study of respiratory failure children treated by NCPAP admitted to Children’s Hospital 1 in October and November 2010. Result: There were 177 cases of respiratory .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN