tailieunhanh - Thiết kế và mô hình hoá khối giao tiếp truyền thông nối tiếp đồng bộ dùng trong vi điều khiển

Bài viết này tập trung vào việc nghiên cứu, thiết kế và mô hình hoá một khối điều khiển giao tiếp theo giao thức SPI để xây dựng một khối giao tiếp cho hệ vi điều khiển đang được thiết kế. Các kết quả mô phỏng hoạt động ở mức logic của khối giao tiếp này cũng được trình bày cụ thể trong bài viết. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 1 (2016) THIẾT KẾ VÀ MÔ HÌNH HOÁ KHỐI GIAO TIẾP TRUYỀN THÔNG NỐI TIẾP ĐỒNG BỘ DÙNG TRONG VI ĐIỀU KHIỂN Phan Hải Phong*, Hoàng Lê Hà,Nguyễn Văn Ân, Hồ Đức Tâm Linh Khoa Điện tử - Viễn thông, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế *Email:phongph@ TÓM TẮT Các dòng vi điều khiển thế hệ mới luôn yêu cầu phải có một giao thức truyền thông phù hợp, cho phép các vi điều khiển này có thể giao tiếp với các thiết bị ngoại vi hoặc với các nền tảng khác. Serial Peripheral Interface( SPI) là một giao thức truyền thông nối tiếp đồng bộ cho phép các thiết bị có thể kết nối với nhau dễ dàng mà không yêu cầu quá nhiều tài nguyên của hệ thống. Bài báo này tập trung vào việc nghiên cứu, thiết kế và mô hình hoá một khối điều khiển giao tiếp theo giao thức SPI để xây dựng một khối giao tiếp cho hệ vi điều khiển đang được thiết kế. Các kết quả mô phỏng hoạt động ở mức logic của khối giao tiếp này cũng được trình bày cụ thể trong bài báo. Từ khóa: SPI, vi điều khiển, vi xử lý. 1. MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ bán dẫn thì việc nghiên cứu và phát triển các thế hệ vi mạch tích hợp (Integrated Circuit - IC) mới là một sự phát triển tất yếu của ngành công nghiệp điện tử hiện đại. Các vi mạch mới ra đời ngày càng có hiệu năng cao, chất lượng vượt trội và giá thành giảm. Với kích thước các transistor càng được thu nhỏ thì các vi mạch càng được tích hợp thêm nhiều tính năng trên cùng một đế silic nhưng vẫn đảm bảo được tốc độ hoạt động cao và kích thước nhỏ gọn. Bên cạnh đó, sự phát triển của các hệ thống điện tử, tự động hoá, các hệ thống nhúng đã đặt ra yêu cầu về việc cần phải có các thế hệ vi điều khiển (Microcontroller Unit – MCU) mới có tốc độ hoạt động cao và tích hợp thêm nhiều thiết bị ngoại vi. Điều này đặt ra cho lĩnh vực thiết kế vi mạch điện tử một hướng nghiên cứu quan trọng, đó là phát triển các thế hệ vi điều khiển mới có tốc độ cao hơn, hoạt động ổn định hơn và đặc biệt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.