tailieunhanh - Hiệu quả hạ acid uric của chế phẩm kim tiền thảo (kim tiền thảo - râu mèo) trên bệnh nhân tăng acid uric máu

Công trình nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả hạ acid uric máu và tính an toàn của chế phẩm kim tiền thảo (gồm kim tiền thảo và râu mèo) trên bệnh nhân tăng acid uric máu. đề tài này. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 HIỆU QUẢ HẠ ACID URIC CỦA CHẾ PHẨM KIM TIỀN THẢO (KIM TIỀN THẢO – RÂU MÈO) TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG ACID URIC MÁU Phạm Long Thủy Tú*, Nguyễn Thị Bay* TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tăng acid uric đã được biết là có liên quan đến bệnh ly tim mạch và đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa cũng như bệnh thận Công trình này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả hạ acid uric máu và tính an toàn của chế phẩm Kim tiền thảo (gồm Kim tiền thảo và Râu mèo) trên bệnh nhân tăng acid uric máu. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, có đối chứng, thực hiện trên 67 bệnh nhân với chỉ số acid uric máu ≥ 5,5mg/dL, được phân thành 2 nhóm: nhóm thử nghiệm dùng Viên nang Kim tiền thảo liều 2 viên x 3 lần mỗi ngày và nhóm đối chứng dùng Allopurinol 300mg liều 1 viên một ngày. Các chỉ số acid uric máu, BUN, creatinin huyết thanh, AST, ALT được theo dõi và đánh giá sau 4 tuần. Kết quả: Sau 4 tuần dùng chế phẩm Kim tiền thảo (KTT), nồng độ acid uric máu giảm 26,79% so với ban đầu, trung bình 2,02 ± 1,39 mg/dL. Sau 4 tuần dùng thuốc, tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ acid uric trở về bình thường là 37,14%. Ngoài ra, nghiên cứu ban đầu cho thấy chế phẩm KTT không ảnh hưởng đến số lượng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu, men gan và chức năng thận. Kết luận: Chế phẩm KTT có tác dụng làm giảm acid uric máu sau thời gian 4 tuần điều trị và tương đối an toàn trên công thức máu, men gan và chức năng thận. Từ khóa: kim tiền thảo, râu mèo, acid uric máu. ABSTRACT HYPOURICEMIA EFFECT OF “KIM TIEN THAO” PREPARATION (KIM TIEN THAO-RAU MEO) ON HYPERURICEMIA PATIENTS Pham Long Thuy Tu, Nguyen Thi Bay * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 20 – 25 Background and aims: Hyperuricemia has been known to be associated with cardiovascular disease and it is particularly common in patients with hypertension, metabolic syndrome as well as kidney disease. The study was .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.