tailieunhanh - Ảnh hưởng của nồng độ tạp đến hiện tượng quang phát quang của gốm thủy tinh pha tạp ion đất hiếm

Bài viết này trình bày các phân tích, thảo luận về sự dịch chuyển trạng thái của các tâm phát quang đó trong quá trình phổ quang phát quang của mỗi vật liệu. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 6, Số 1 (2016) ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ TẠP ĐẾN HIỆN TƯỢNG QUANG PHÁT QUANG CỦA GỐM THỦY TINH PHA TẠP ION ĐẤT HIẾM Lê Văn Tuất, Lê Thị Mỹ Thu* Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế * Email: lethu9666@ TÓM TẮT Gốm thủy tinh pha tạp các ion đất hiếm có hợp phần P2O5, CaO, Na2O, MgO và RE2O3 PCNM: RE với RE: Dy, Eu, Tb được chế tạo theo phương pháp phản ứng pha rắn. Kết quả phép đo giản đồ nhiễu xạ tia X xác nhận vật liệu chế tạo được có cấu trúc dạng gốm thủy tinh. Việc khảo sát phổ quang phát quang (PL) của vật liệu thu được, khi dùng các bức xạ kích thích thích hợp, cho thấy các ion đất hiếm Dy, Eu và Tb giữ vai trò tâm phát quang, phát các bức xạ đặc trưng của chúng. Báo cáo này trình bày các phân tích, thảo luận về sự dịch chuyển trang thái của các tâm phát quang đó trong quá trình PL của mỗi vật liệu. Từ khóa: gốm thủy tinh, PCNM: RE, quang phát quang. 1. MỞ ĐẦU Vật liệu phát quang nói chung cũng như vật liệu thủy tinh và gốm thủy tinh phát quang nói riêng đã và đang được đi sâu nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Vật liệu thủy tinh phát quang có thể chế tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp phản ứng pha rắn, phương pháp sol-gel,. thường gặp nhất là phương pháp phản ứng pha rắn. Nhiều kết quả nghiên cứu về vật liệu thủy tinh phát quang pha tạp các nguyên tố đất hiếm cho thấy, đây là loại vật liệu có tính ổn định hóa học, hiệu suất phát quang cao và đặc trưng phát quang thay đổi phụ thuộc vào việc pha tạp. Gần đây, một số nghiên cứu kết luận rằng vật liệu gốm thủy tinh pha tạp các ion đất hiếm có đặc trưng phổ phát quang tốt hơn so với vật liệu thủy tinh phát quang giống nhau về hợp phần do nó kết hợp được các tính chất ưu việt của cả vật liệu gốm và thủy tinh [2, 3]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Sutatip Thonglem chỉ ra rằng, có thể thu được vật liệu gốm thủy tinh có hợp phần P2O5-CaO-Na2O-MgO (xuất phát từ các phối liệu ban

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.