tailieunhanh - Hiệu quả của các biện pháp giáo dục sức khỏe trong phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi, TP. HCM, năm học 2008-2009
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của giáo dục sức khỏe bằng truyền thông trực tiếp kết hợp phát tờ bướm so với phát tờ bướm đơn thuần trong phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi, TP. HCM năm học 2008-2009. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRONG PHÒNG NGỪA NHIỄM GIUN KIM Ở TRẺ MẪU GIÁO HUYỆN CỦ CHI, TP. HCM, NĂM HỌC 2008-2009 Nhữ Thị Hoa , Nguyễn Hằng Giang*, Lê Thị Vân Trang* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của giáo dục sức khỏe (GDSK) bằng truyền thông trực tiếp (TTTT) kết hợp phát tờ bướm so với phát tờ bướm đơn thuần trong phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi, TP. HCM năm học 2008 - 2009. Phương pháp: Thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng được tiến hành trên phụ huynh (PH) có con học tại 6 trong 28 trường mẫu giáo thuộc huyện Củ Chi, năm học 2008-2009 (chọn trường bằng rút thăm). Mẫu nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm A: GDSK bằng TTTT và phát tờ bướm, nhóm B: phát tờ bướm đơn thuần. GDSK được nhắc lại bằng phát tờ bướm sau một tháng và thư nhắc sau hai tháng kể từ lần GDSK đầu tiên. Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin hành chánh, kiến thức (KT) và thực hành (TH) của PH. Tỷ lệ KT, TH được đánh giá trước và sau GDSK. Phân tích số liệu bằng Stata . Kết quả: KT, TH đúng trước GDSK ở nhóm A đạt 53,31% và 48,18%; nhóm B đạt 63,13% và 49,38%. Sau 3 lần GDSK trong 2 tháng, KT chưa đúng ở cả hai nhóm đều giảm với RR = 0,57 (0,45 – 0,70) ở nhóm A và 0,58 (0,44 – 0,78) ở nhóm B; TH sai giảm mạnh trong nhóm B, chỉ bằng 0,43 (0,31 – 0,58) so với trước GDSK, nhóm A giảm ít hơn: RR = 0,74 (0,60 – 0,91). KT, TH đúng sau GDSK có liên quan với nhau (OR = 1,89 (1,51 – 2,37)) và bị chi phối bởi KT, TH ban đầu, phân hiệu của trẻ, nghề nghiệp và quan hệ của PH với trẻ (p0,05). Kết luận & đề xuất: GDSK bằng phát tờ bướm hoặc TTTT đều đạt hiệu quả trong việc nâng cao KT, TH về phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi. Phát tờ bướm dễ thực hiện, ít tốn kém, có thể được khuyến cáo áp dụng rộng rãi cho cộng đồng và cần lập lại nhiều lần nhằm cung cấp và củng cố thông tin đúng cho PH, góp phần giảm tỉ lệ bệnh. Từ khóa: giun kim, .
đang nạp các trang xem trước