tailieunhanh - Giới thiệu mô hình nâng cao năng lực nghề nghiệp cho Cán bộ Thư viện Đại học hiện nay

Nâng cao năng lực nghề nghiệp cho Cán bộ của các Thư viện Đại học là một trong những yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, đào tạo và học tập tại các trường đại học. Bài viết trình bày sơ lược về một số hình thức nâng cao năng lực nghề nghiệp và triển khai mô hình một số mô hình phát triển mang tính đổi mới cho các Thư viện hiện nay. | NHÌN RA THẾ GIỚI GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁN BỘ THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HIỆN NAY Sơ lược về một số hình thức nâng cao năng lực nghề nghiệp Nâng cao năng lực nghề nghiệp cho cán bộ của các thư viện đại học là một trong những yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, đào tạo và học tập tại các trường đại học. Kiến thức được xem như là giá trị mà một người đạt được. Mỗi người đều có thể tự đào tạo và nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình ngay chính tại thư viện. Ở đây, cần xem xét đến việc đảm bảo nguồn tài chính dành cho việc đào tạo mang tính thường xuyên trong điều kiện kinh phí cấp cho thư viện có hạn. Vì thế, chi phí đào tạo nên phân loại theo nhóm thành phần có giới hạn. Cũng cần xét đến xu thế “học tập suốt đời” trong thời đại ngày nay, trong đó khuyến khích việc tự học để nâng cao kiến thức của mỗi cá nhân. Hiện nay, các hình thức giáo dục đang không ngừng tăng lên và biến đổi. Song, có thể phân loại chúng thành hai nhóm cơ bản - đó là hình thức giáo dục trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline). Các hình thức giáo dục trực tuyến gồm các tương tác thông qua: các bài giảng video trực tuyến, các bài giảng, hội thảo được trình bày trên website, các khóa học từ xa, trong đó giảng viên và học viên thực hiện việc giao tiếp thông qua mạng. Còn hình thức giáo dục ngoại tuyến thường được thực hiện bởi các thư viện một cách trực tiếp tại một địa điểm nào đó của thư viện với sự có mặt của các học viên. Với các hình thức cố định này, các học viên thường sử dụng các nguồn thông tin, như: tuyển tập các bài báo về các chủ đề liên quan đến nghề nghiệp hoặc tìm kiếm các nguồn thông tin tương tự trên mạng. Ở hình thức này, vai trò của học viên trong chương trình đào tạo, có thể mang tính chủ động và thụ động, tùy thuộc vào những người soạn thảo chương trình. Với phương pháp dạy học có tính chủ động thì giảng viên thường sử dụng các bài giảng theo vấn đề, các khóa tập huấn, hội thảo, các trò chơi thực hành bài giảng, các bài trắc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN