tailieunhanh - Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên trường đại học Tiền Giang

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang, trong đó tác giả chú trọng phân tích kết quả khảo sát các nội dung về nhận thức, sự quan tâm và việc thực hiện văn hóa học đường của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra bảy khuyến nghị nhằm nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên hiện nay. | 36 Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Võ Văn Sơn * Tóm tắt Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang”, trong đó tác giả chú trọng phân tích kết quả khảo sát các nội dung về nhận thức, sự quan tâm và việc thực hiện văn hóa học đường của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra bảy khuyến nghị nhằm nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên(SV) hiện nay. Từ khóa: văn hóa học đường, sinh viên, nhận thức, kỹ năng, khảo sát thực trạng. Abstract The paper presents the research results about “Situation and Solutions to improve school culture for Tien Giang University students”, in which the situation of students’ awareness, concern and performance to school culture are focused. From the results, author proposes seven solutions to improve school culture for students nowadays. Keywords: school culture, student, awareness, skill, survey the situation. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với quốc tế, mở ra không ít những triển vọng phát triển giáo dục cho các quốc gia, đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa (VH) nói chung và văn hóa học đường (VHHĐ) nói riêng. VHHĐ là thuật ngữ được xuất hiện vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước ở các nước phát triển như: Anh, Mĩ, Úc,.sau đó lan ra nhiều nước khác trên thế giới. Hiện nay, khái niệm và nội dung về VHHĐ còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Theo Phạm Minh Hạc, “VHHĐ là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp” [Nguyễn Khắc Hùng, Phạm Minh Hạc, ]. Mục tiêu chung nhất của VHHĐ là xây dựng trường học lành mạnh - cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng thật. VHHĐ là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN