tailieunhanh - Vài nhận xét về đào tạo tín chỉ ở trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu này đánh giá một số kết quả đạt được sau hơn 10 năm vận hành theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, đây là một trong những trường chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ khá sớm, ngay từ năm học 2006-2007 và hiện đang hoàn thiện dần việc vận hành hệ thống này. | Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) VÀI NHẬN XÉT VỀ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Vũ Ngoạn Trường Đại họ ng nghiệp Th ph m Thành phố h inh * Email: dangvungoan@ Ngày nhận bài: 29/06/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017 TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá một số kết quả đạt được sau hơn 10 năm vận hành theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, đây là một trong những trường chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ khá sớm, ngay từ năm học 2006-2007 và hiện đang hoàn thiện dần việc vận hành hệ thống này. Từ khóa: đào tạo tín chỉ, đào tạo niên chế. 1. MỞ ĐẦU Năm nay là tròn 10 năm “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy” theo hệ thống “tín chỉ”, tức Quyết định 43/2007 QĐ-BGDĐT được ban hành, và theo lộ trình thì đến năm 2011, tất cả các trường phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này. Về cơ bản, sau 10 năm, về hình thức, các trường đều đã chuyển đổi sang hệ thống đào tạo tín chỉ, tuy nhiên về nội dung và cách vận hành cũng không hoàn toàn giống nhau. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ khá sớm, ngay từ năm học 2006-2007 và hiện đang hoàn thiện dần việc vận hành hệ thống này. Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy và quản lý tại trường, tôi có một vài ý kiến trao đổi trong việc vận hành hệ thống đào tạo này. 2. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÍN CHỈ . Triết lý về đào tạo tín chỉ - Nhằm thực hiện sự chuyển đổi “lấy người học làm trung tâm”, bảo đảm sự dân chủ trong giáo dục. Người học có quyền xác định lộ trình học tập, ngành nghề và môn học phù hợp. Tự trang bị cho mình kiến thức liên ngành cần thiết để khởi nghiệp sau này. - Chuyển từ giáo dục “tinh hoa” sang giáo dục “đại chúng”, nhằm cung cấp cho xã hội nguồn lực lớn có tri thức cao, nâng cao trình độ dân trí trong nền kinh tế trí thức và .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.