tailieunhanh - Nghiên cứu đa dạng sinh học dương xỉ (polypodiophyta) ở rừng lùn Hòn Giao trong vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà

Bài viết nghiên cứu đa dạng sinh học dương xỉ ở rừng lùn Hòn Giao với mục tiêu xác định thành phần loài, điều kiện sống, nghiên cứu phân tích định lượng đa dạng dương xỉ (Polipodiophyta) nhằm góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển bền vững thực vật của vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 6, Số 4, 2016 450–466 450 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA) Ở RỪNG LÙN HÒN GIAO TRONG VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ Nguyễn Hồng Hạnha, Trần Văn Tiếnb* Trường Trung học Phổ thông Trần Phú, Lâm Đồng, Việt Nam Khoa Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam a b Lịch sử bài báo Nhận ngày 12 tháng 08 năm 2016 | Chỉnh sửa ngày 12 tháng 09 năm 2016 Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 09 năm 2016 Tóm tắt Phân tích định lượng về đa dạng sinh học Dương xỉ ở rừng lùn Hòn Giao Vườn Quốc Gia Bidoup Núi Bà là cơ sở dữ liệu cho các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. Cá chỉ số định lượng đa dạng sinh học Dương xỉ được sử dụng để phân tích bao gồm: Đa dạng về thành phần loài, mật độ, tần suất xuất hiện, độ phong phú, tỉ lệ A/F, chỉ số Shannon, chỉ số Simpson và chỉ số tương đồng. Kết quả cho thấy, các chỉ số đa dạng liên quan đến một số nhân tố quan trọng như: thành phần các bậc taxon, không gian phân bố. Kết quả điều tra ở toàn khu vực đã thu thập được 25 loài thuộc 22 chi và 4 bộ. Mức độ đa dạng Dương xỉ tập trung ở đai độ cao từ 1600-1700 m và thấp nhất là ở độ cao trên 1800m. Ngoài ra, mức độ đa dạng của Dương xỉ thường tập trung ở những nơi thường có độ ẩm cao và điều kiện dinh dưỡng tốt. Từ khóa: Chỉ số đa dạng; Dương xỉ; Điều tra; Rừng lùn. 1. MỞ ĐẦU Dương xỉ là ngành thực vật có mạch, không có hạt, sinh sản bằng bào tử. Trong lịch sử tiến hóa của trái đất, Dương xỉ đã xuất hiện cuối kỉ Đevon, phát triển mạnh và trở thành rừng Quyết cổ đại vào kỉ Cacbon. Tuy nhiên sau đó số lượng Dương xỉ giảm dần và gần như biến mất vào cuối kỷ Creta. Một số ít sống sót phát triển thành Dương xỉ ngày nay (Freckmann, 2000). Hầu hết các loài Dương xỉ ưa bóng, thường mọc nơi có ánh sáng ít, ẩm ướt. Một số loài Dương xỉ mọc ở kẽ đá, các hang động, đầm lầy và vùng đất ngập nước có tính axit. Ở vùng nhiệt đới, phần lớn Dương xỉ sống phụ sinh trên các thân cây hoặc ở ngọn cây (Phạm, 1999; .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.