tailieunhanh - Khảo sát sự thay đổi nhịp tim người bình thường sau gắng sức khi châm huyệt thần môn và nội quan

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm những mục tiêu nghiên cứu sau: Xác định hiệu quả của châm bổ nội quan - thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp gắng sức; xác định hiệu quả của châm tả nội quan - thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp gắng sức; tỷ lệ những tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp điều trị trên. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHỊP TIM NGƯỜI BÌNH THƯỜNG SAU GẮNG SỨC KHI CHÂM HUYỆT THẦN MÔN VÀ NỘI QUAN Phạm thị Kim Loan*, Phan Quan Chí Hiếu** TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt luôn là những quan tâm lớn của các nhà châm cứu. Theo lý thuyết cũng như trong lâm sàng thường ngày, Nội quan và Thần môn là hai huyệt có tác dụng quan trọng và thường dùng trong các rối loạn giấc ngũ và bệnh lý tim mạch.(3,7). Thực tế tác dụng của sự kết hợp đó đối với hệ tim mạch như thế nào? Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm những mục tiêu nghiên cứu sau. - Xác định hiệu quả của châm bổ Nội quan - Thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp gắng sức. - Xác định hiệu quả của châm tả Nội quan - Thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp gắng sức. - Tỷ lệ những tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp điều trị trên. Phương pháp và phương tiện: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 được tiến hành trên 90 sinh viên khỏe mạnh tình nguyện, tuổi từ 18-25 (20 nam, 70 nữ) được gây nhịp nhanh xoang sinh lý và phân vào 3 nhóm theo 1 (châm tả Nội quan - Thần môn), nhóm II (châm bổ Nội quan-Thần môn), nhóm III (chứng-nghỉ ngơi, không châm). Nhịp tim được theo dõi trước, sau nghiệm pháp gắng sức mỗi phút đến 20 phút. Kết quả: Nhóm châm tả Nội quan-Thần môn: Sau 3 phút, nhịp tim 0,05). Kết luận: Nhóm huyệt Nội quan-Thần môn có tác dụng làm chậm nhịp nhanh xoang sau hoạt động gắng sức. Kỹ thuật tác động (châm bổ hay tả) đều có hiệu quả nhịp nhanh xoang sau hoạt động gắng sức. Châm tả trong trường hợp nhịp nhanh xoang sau gắng sức cho kết quả tốt hơn châm bổ Nội quan-Thần môn. Không ghi nhận tác dụng phụ của kỹ thuật tác động (châm bổ hoặc tả) trên nhóm huyệt Nội quan-Thần môn. Từ khóa: Nội quan-Thần môn, châm bổ, châm tả, chậm nhịp nhanh xoang sau gắng sức. ABSTRACT EFFECT ON SINUSAL TACHYCARDIA WITH STRESS TEST BY DISPERSING, TONIFYING THE ACUPOINTS

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN