tailieunhanh - Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai

Nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng nhằm đánh giá thời gian ổn định hốc mổ và khả năng tái phát sau phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai. Kết quả cho thấy trong số 40 bệnh nhân viêm xương chũm mạn tính có cholesteatoma hoặc xẹp nhĩ độ IV hoặc viêm thượng nhĩ với xương chũm đặc ngà được lấy vào nghiên cứu có 29 nữ và 11 nam,. . | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TIỆT CĂN XƯƠNG CHŨM TỐI THIỂU ĐƯỜNG XUYÊN ỐNG TAI Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Tấn Phong Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng nhằm đánh giá thời gian ổn định hốc mổ và khả năng tái phát sau phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai. Kết quả cho thấy trong số 40 bệnh nhân viêm xương chũm mạn tính có cholesteatoma hoặc xẹp nhĩ độ IV hoặc viêm thượng nhĩ với xương chũm đặc ngà được lấy vào nghiên cứu có 29 nữ và 11 nam (tuổi từ 16 đến 71, trung bình 40,6); 35/40 bệnh nhân (87,5%) bị viêm xương chũm mạn tính có cholesteatoma; 27/40 bệnh nhân được tạo hình hòm nhĩ nhỏ; Thời gian khô tai trung bình là 14 ± 4,4 ngày sau phẫu thuật, trong đó 26/40 bệnh nhân (65%) chỉ chảy tai trong khoảng 14 ngày; Sau phẫu thuật 8 tuần, 100% bệnh nhân có hốc mổ hoàn toàn ổn định với kích thước chỉ rộng hơn 2 lần ống tai bình thường và cửa tai gọn nhưng vẫn đảm bảo dẫn lưu và thông thoáng. Kết luận: đây là phương pháp phẫu thuật gây tổn thương giải phẫu tối thiểu nhưng đạt hiệu quả tối đa với thời gian khô tai nhanh, tạo điều kiện phục hồi chức năng nghe mà vẫn đảm bảo tính an toàn (biến chứng ít, nhẹ, hồi phục tốt). Từ khoá: cholesteatoma, xẹp nhĩ, viêm thượng nhĩ, mở sào bào đường xuyên ống tai, tiệt căn xương chũm tối thiểu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật tiệt căn xương chũm - còn gọi là phẫu thuật xương chũm kỹ thuật hở (Open technic) - được Kuster mô tả từ năm 1889: hạ thấp thành sau ống tai xương để đi vào vùng bệnh lý). Hơn 100 năm qua, phẫu thuật này ngày càng được hoàn thiện với nhiều cải biên nhằm đạt tới một đích chung là đảm bảo lấy sạch bệnh tích, hạn chế tái phát và cố gắng hồi phục chức năng nghe [1]. Phẫu thuật tiệt căn xương chũm kinh điển dù đi đường trước tai hay sau tai đều khoan bỏ một phần rộng của vỏ xương chũm cho đến khi bộc lộ được toàn bộ bệnh tích ở sào bào, sào đạo, thượng nhĩ và các thông bào chũm. Nhiều trường hợp phần vỏ xương chũm bị lấy đi hoàn toàn bình thường và nhược điểm của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN