tailieunhanh - Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Năm 2020 được dự báo là mốc thời gian quan trọng để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Định hướng của tỉnh Vĩnh Phúc đến những năm 20 của thế kỷ XXI cũng là mốc thời gian đủ để tạo dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật đưa Vĩnh Phúc trở thành thành phố có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển, nông nghiệp - nông thôn cần được phát triển xứng tầm với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, cần thiết phải xây dựng “Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đưa nông nghiệp của tỉnh từng bước phát triển bền vững, hoà nhập với xu hướng phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. | Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 Trang 1 Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ĐẶT VẤN ĐỀ I. TÍNH CẤP THIẾT Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, liền kề với thủ đô Hà Nội. Sau khi tái lập tỉnh vào năm 1997, Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm cao nhất cả nước, thời kỳ 1998-2000 đạt 18,12%. Giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt 15,02%, giai đoạn 2006 – 2010 đạt 17,4%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với trung bình của cả nước. Để đảm bảo phát triển bền vững, tỉnh đã xác định hướng đi đúng đắn là lấy phát triển công nghiệp dịch vụ để đầu tư trở lại cho nông nghiệp, huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Nhờ đó sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước tăng trưởng khá cao, GDP nông nghiệp tăng bình quân 6,4% giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 20062010 đạt 5,60%, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Năm 2008 tỉnh đã thực hiện nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, trong đó toàn bộ diện tích huyện Mê Linh đã được sát nhập vào thành phố Hà Nội nên diện tích của tỉnh giảm từ km2 xuống còn km2. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra nhanh cũng đặt ra những vấn đề mới như: Việc sắp xếp bố trí lại không gian phát triển vùng và phát triển sản xuất nông nghiệp, phân bố lại dân cư và ngành nghề ở nông thôn chưa hiệu quả và bền vững. Đô thị hoá và công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay là xu hướng tất yếu đã làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cần thiết phải sắp xếp, bố trí lại cơ cấu sản
đang nạp các trang xem trước