tailieunhanh - Tổng hợp vật liệu hấp phụ Fe3o4/Sio2 dùng để xử lý Cr(vi) trong nước thải
Cr(VI) là một trong những kim loại nặng có trong nước thải gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người cần được xử lý triệt để. Để xử lý Cr(VI) trong nước thải, ngoài phương pháp kết tủa thường dùng thì phương pháp hấp phụ có nhiều tính ưu việt hơn. Vật liệu hấp phụ Fe3O4/SiO2 được tổng hợp bằng phương pháp nhiệt phân muối Fe(NO3)3 trong dung môi C2H5OH CH , 3COOH và chất mang mao quản trung bình SiO2 có khả năng hấp phụ tốt Cr(VI) trong nước thải ở pH thấp khoảng 2,5. | Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) 43-49 TỔNG HỢP VẬT LIỆU HẤP PHỤ Fe3O4/SiO2 DÙNG ĐỂ XỬ LÝ Cr(VI) TRONG NƯỚC THẢI Bùi Thu Hà*, Hồ Tấn Thành Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm *Email: habt@ Ngày nhận bài: 15/4/2017; Ngày chấp nhận đăng: 25/10/2017 TÓM TẮT Cr(VI) là một trong những kim loại nặng có trong nước thải gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người cần được xử lý triệt để. Để xử lý Cr(VI) trong nước thải, ngoài phương pháp kết tủa thường dùng thì phương pháp hấp phụ có nhiều tính ưu việt hơn. Vật liệu hấp phụ Fe3O4/SiO2 được tổng hợp bằng phương pháp nhiệt phân muối Fe(NO3)3 trong dung môi C2H5OH, CH3COOH và chất mang mao quản trung bình SiO2 có khả năng hấp phụ tốt Cr(VI) trong nước thải ở pH thấp khoảng 2,5. Từ khóa: Hấp phụ, Cr(VI), Fe3O4/SiO2, sắt oxit, xử lý nước thải. 1. MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta, sự phát triển hàng loạt các ngành công nghiệp đã kéo theo những vấn đề tác động đến môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Do đó, cần phải có những nghiên cứu sâu rộng để ngăn chặn, xử lý các chất thải độc hại để giảm thiểu những tác động đó. Một trong những nguồn ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người là các kim loại nặng, đặc biệt là crom trong nước thải từ các ngành sản xuất như luyện kim, khai thác mỏ, sản xuất thuốc nhuộm, xi măng, gạch chịu lửa, thủy tinh, sản xuất pháo diêm, thuốc nổ, nhà máy hạt nhân và nhiều nhất là của ngành xi mạ. Trong nước thải, crom tồn tại hai dạng Cr(III) và Cr(VI). Cr(VI) là chất rất độc, có thể xâm nhập vào cơ thể con người theo đường hô hấp, ăn uống hay tiếp xúc với da. Cr(VI) có thể gây kích ứng da, có nhiều tác hại đến gan, thận, phổi , có thể gây đột biến gen và dẫn đến ung thư [1, 2]. Theo tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011 về nước thải công nghiệp, hàm lượng Cr(VI) cho phép trong nước thải là 0,05 mg/L. Có nhiều phương pháp xử lý Cr(VI) như oxi hóa - khử, kết tủa, điện hóa, trao đổi ion, hấp phụ
đang nạp các trang xem trước