tailieunhanh - Một số bất cập trong qui chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng
Thực tế cho thấy, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tạo được sự chủ động và thuận lợi nhất định cho các tổ chức tín dụng cũng như đối với khách hàng trong quan hệ vay vốn, giúp cho hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đi vào hoạt động qui củ hơn. | NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUI CHẾ CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TS. Nguyễn Văn Phúc(1), TS. Vũ Văn Thực(2) (1) Trường Đại học Ngân hàng , (2)Ngân hàng Agribank 1. Đặt vấn đề Thực tế cho thấy, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tạo được sự chủ động và thuận lợi nhất định cho các tổ chức tín dụng cũng như đối với khách hàng trong quan hệ vay vốn, giúp cho hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đi vào hoạt động qui củ hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như hoạt động vay vốn của khách hàng. Hơn thế nữa, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, việc sửa đổi, bổ sung qui chế cho vay mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế là việc làm có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Một số bất cập trong qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Thứ nhất là, theo Khoản 4 Điều 7 về điều kiện vay vốn trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định: “có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật”. Bất cập trong điều khoản này là đối với các khoản vay vốn tiêu dùng khách hàng không thể chứng minh tính hiệu quả của phương án vay vốn, hoặc đối với khoản vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gởi thì khách hàng đã có số dư tiền gởi trong ngân hàng, đây là nguồn thu, tài sản đảm bảo khá chắc chắn thì không có lý do gì khách hàng phải lập phương án để chứng minh phương án khả thi, qui định như vậy thực sự là không cần thiết. Thứ hai là, Điều 10 trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách .
đang nạp các trang xem trước