tailieunhanh - Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua sự hài lòng của sinh viên trường đại học

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài giúp nhà trường khắc phục những nhân tố yếu kém và phát huy những nhân tố đã được sinh viên hài lòng, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục lâu dài, từng bước xây dựng và tạo cho nhà trường có một thương hiệu mạnh, gắn bó sinh viên với nhà trường, quảng bá thương hiệu nhà trường thông qua sinh viên đang học và đã học. | NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THÔNG QUA SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ThS. Trần Văn Đạt, ThS. Ngô Đình Tâm Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm 1. GIỚI THIỆU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài giúp nhà trường khắc phục những nhân tố yếu kém và phát huy những nhân tố đã được sinh viên hài lòng, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục lâu dài, từng bước xây dựng và tạo cho nhà trường có một thương hiệu mạnh, gắn bó sinh viên với nhà trường, quảng bá thương hiệu nhà trường thông qua sinh viên đang học và đã học. 2. CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu này dựa vào lý thuyết về chất lượng dịch vụ, mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ với sự hài lòng của khách hàng và các mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng. Trong đó, chúng tôi quan tâm đặc biệt đến hai mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroos (1984) và Parasuraman (1988). Hai mô hình này là cơ sở lý luận chính mà chúng tôi đã áp dụng thực hiện trong nghiên cứu. Bên cạnh lý thuyết các mô hình dịch vụ chúng tôi còn nghiên cứu các góc độ khác nhau đánh giá về chất lượng đào tạo như: dựa trên chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra, bằng giá trị gia tăng, bằng giá trị học thuật, bằng văn hóa tổ chức riêng, đánh giá bằng kiểm toán. Dựa vào mô hình của Gronroos (1984) và Parasuraman và các cộng sự (1985 và 1988), chất lượng đào tạo và qua phân tích định tính, chúng tôi đã xây dựng được mô hình cho nghiên cứu, gồm sáu nhân tố với 69 thang đo tác động đến sự hài lòng của sinh viên như sau: Hình 1: Mô hình sau khi nghiên cứu định tính Mô hình dự kiến của đề tài, chúng tôi xây dựng phương trình hồi quy dự kiến của nghiên cứu như sau: SHL=β0 + β1*CSVC + β2*CLGV +β3*CTKH+β4*DVHT+β5*CBNV + β6*CKLD+εi (1) Trong đó, SHL là sự hài lòng của sinh viên; CSVC là cơ sở vật chất nhà trường; CLGV là chất lượng của giảng viên; CTKH là chương trình khóa học; DVHT là các dịch vụ hỗ trợ; CBNV là phục vụ của cán bộ công nhân viên; CKLD là cam kết lãnh đạo của nhà .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN