tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển cây cao su; phân tích, đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng xây dựng các cơ chế chính sách trong tổ chức triển khai thực hiện đầu tư phát triển cây cao su gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN TRỌNG VƢỢNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: . TRƢƠNG BÁ THANH Phản biện 1: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 2: TS. PHAN VĂN TÂM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 2 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin - học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây Cao su được du nhập vào nước ta năm 1897, trải qua hơn 100 năm cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế lớn, ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, đồng thời có thể giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển chăn nuôi dưới tán rừng, vv. Trong những năm qua, Quảng Bình đã định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị trên đơn vị diện tích. Trong đó vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng quy hoạch, bố trí các vùng sản xuất cây, con theo lợi thế và tiềm năng của từng vùng sinh thái nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Đối với cây cao su đã trở thành cây trồng chiến lược trên vùng gò đồi của tỉnh, đây thực sự là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm giàu cho người dân Quảng Bình. Để phát huy lợi thế về đất đai, bảo đảm phát triển cao su bền vững, có căn cứ áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường thì việc có một nghiên cứu tổng thể về phát triển cây cao su ở Quảng Bình là hết sức cấp thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN