tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học: Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định
Luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; Chương 2 - Thực trạng quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần; Chương 3 - Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN QUỲNH NGÂN VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH, LỄ HỘI ĐỀN TRẦN, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Việt Nam học Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN QUỲNH NGÂN VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH, LỄ HỘI ĐỀN TRẦN, TỈNH NAM ĐỊNH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học Mã số: 60 22 11 13 Người hướng dẫn khoa học: Ngô Đức Thịnh Hà Nội - 2015 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước cùng 54 dân tộc anh em, Việt Nam có một nền văn hóa phong phú, đa dạng, được đúc kết qua bao nhiêu thế hệ. Có thể thấy cùng với quá trình phát triển kinh tế là những bước thăng trầm của văn hóa. Qua gần ba mươi năm đổi mới đất nước đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Chúng ta không chỉ đổi mới về kinh tế, xã hội mà còn đổi mới trong nhận thức và tư duy: Phát triển kinh tế gắn bó hữu cơ với phát triển văn hóa – đó là định hướng của sự phát triển bền vững. Từ khi bước vào công cuộc Đổi mới năm 1986 nền văn hóa nước ta được phục hưng trở lại: hàng loạt các lễ hội truyền thống được khôi phục. Hàng năm đều diễn ra các đợt kiểm kê di tích và trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử, Cục Di sản văn hóa ra đời năm 2003 mà tiền thân là Cục (Vụ) Bảo tồn bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa thông tin từ những năm 1960 (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), .đã làm cho nền văn hóa nước ta như bước vào một trang mới, cả dân tộc khí thế bắt tay vào công cuộc cải cách kinh tế, xã hội. Theo thống kê của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 8000 lễ hội mỗi năm, trong đó chiếm 88% là lễ hội dân gian. Qua các quá trình lịch sử cùng với các chính sách của Nhà nước, địa phương các lễ hội trải qua nhiều sự biến đổi. Từ năm .
đang nạp các trang xem trước