tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác dưới góc nhìn liên văn bản
Đề tài có cấu trúc gồm 3 phần trình bày các nội dung: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986; liên văn bản trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác từ phương diện nội dung; liên văn bản trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác từ phương diện nghệ thuật. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN VÂN TRANG SÔNG CÔN MÙA LŨ CỦA NGUYỄN MỘNG GIÁC DƢỚI GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng, năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀN Phản biện 1: TS. BÙI BÍCH HẠNH Phản biện 2: TS. NGUYỄN ĐÌNH VĨNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 06 năm 2014 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong văn học Việt Nam sau 1986, xu hướng chiêm nghiệm lại lịch sử phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết. Lịch sử trong tiểu thuyết không còn là cái bất biến, không thể xâm phạm mà trở thành nguồn cảm hứng và nhu cầu cho các văn nghệ sĩ tìm tòi và sáng tạo liên tục. Cho nên, tiểu thuyết lịch sử sau Đổi mới không chỉ tái hiện một cách “trung thực” lịch sử trên bề mặt các sự kiện mà còn soi chiếu, phân tích những bí ẩn và xung đột, để rồi lịch sử ngưng tụ ở chiều sâu số phận con người. Vì lẽ đó, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm khám phá của nhiều nhà phê bình nghiên cứu. Từ 1986 trở đi, hàng loạt tiểu thuyết lịch sử theo hướng mới gây được tiếng vang như Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Bão táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Gió lửa (Nam Dao) Một trong những thành công ấy phải kể đến Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác. Tác phẩm hấp dẫn không phải bởi sự ồn ào, chấn động của các sự kiện, tình tiết trung thành với quá khứ hào hùng; mà bằng con đường nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng thâm sâu, ý vị để khám phá những trở trăn, giằng xé của con người trước và sau mỗi sự kiện lịch sử, kiến tạo lớp nhân vật lịch sử và hư cấu cùng việc xây dựng đời sống tâm linh người Việt trên cơ sở tích hợp, chuyển hóa nhiều “tiền
đang nạp các trang xem trước