tailieunhanh - Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận tri nhận về ngữ nghĩa của các động từ chỉ sự tri giác bằng giác quan trong tiếng Anh và tiếng Việt. - Các nét nghĩa của động từ tri giác bằng giác quan trên bình diện ngôn ngữ học tri nhận, sự mở rộng nghĩa của chúng, cũng như sự tri nhận nghĩa dưới quan niệm về tính nghiệm thân trong tiếng Anh và tiếng Việt. | 1 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐHĐN NGHIÊN CỨU NGỮ NGHĨA CỦA CÁC ĐỘNG TỪ CHỈ SỰ TRI GIÁC BẰNG GIÁC QUAN TRONG TIẾNG ANH TRÊN BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN (ĐỐI CHIẾU TIẾNG VIỆT) Mã số: Đ2015-05-38 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Thị Thùy Oanh Đà Nẵng, tháng 9 năm 2016 1. Lý do chọn đề tài “Tri nhận” (cognition) biểu hiện một quá trình nhận thức hoặc là tổng thể những quá trình tâm lí (tinh thần, tư duy) – tri giác, phạm trù hóa, tư duy, lời nói, phục vụ cho việc xử lí thông tin. Hoạt động tri nhận (cognitive activity) là một quá trình thiết định giá trị (nghĩa) của biểu thức ngôn ngữ, nghĩa là tính thông tin của nó. Nói rộng ra, hoạt động tri nhận tạo cho con người khả năng đi đến một quyết định và/hoặc một sự hiểu biết nhất định. Các động từ chỉ sự tri giác bằng giác quan trong tiếng Anh và tiếng Việt không chỉ truyền đạt các nghĩa có liên quan đến sự nhận thức về mặt thể chất của từng thể thức cảm giác như: vision (nhìn), hearing (nghe), touch (sờ), smell (ngửi), và taste (nếm). Các động từ chỉ sự tri giác bằng giác quan trong tiếng Anh và tiếng Việt không chỉ truyền đạt các nghĩa có liên quan đến sự nhận thức về mặt thể chất của từng thể thức cảm giác như: vision (nhìn), hearing (nghe), touch (sờ), smell (ngửi), và taste (nếm). Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để diễn đạt nhiều ý nghĩa khác, ví dụ như nghĩa của động từ “to see” là “to meet” trong câu I’ll see you at seven, “to understand” trong câu I see what you mean, nghĩa của động từ “to smell” là “suspicion” trong to smell fishy, nghĩa của động từ “to taste” là “to experience” trong to taste success, hay khi chúng ta muốn thể hiện rằng chúng ta xúc động chúng ta lại sử dụng “to touch” trong deeply touched. Vậy bao nhiêu nghĩa mở rộng được tìm thấy trong lĩnh vực ngữ nghĩa của các động từ chỉ sự tri giác bằng giác quan? Việc mở rộng nghĩa của các động từ chỉ sự tri giác bằng giác quan xảy ra như thế nào và tại sao? Ngoài ra,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN