tailieunhanh - Hệ sinh thái rạn san hô ở vịnh vân phong, tỉnh Khánh Hòa – tình trạng và giải pháp quản lý

Bài báo này được xây dựng dựa trên cơ sở tập hợp và phân tích các tư liệu hiện có từ những đề tài, dự án đã được tiến hành từ những 1980 trở lại đây. Kết quả phân tích cho thấy rạn san hô có diện tích khá 1ớn (trên ha) và mức độ đa dạng cao với trên 997 loài thuộc 647 giống và 174 họ của 6 nhóm sinh vật rạn chủ yếu (294 loài san hô tạo rạn, 267 loài cá, 169 loài thân mềm, 68 loài giáp xác, 37 loài da gai và 162 loài giun nhiều tơ) đã được ghi nhận. | Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2014, tập 20: 121 - 134 HỆ SINH THÁI RẠN SAN HÔ Ở VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA – TÌNH TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn, Phan Kim Hoàng, Hứa Thái Tuyến, Nguyễn An Khang, Thái Minh Quang, Phan Thị Kim Hồng Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Tóm tắt Bài báo này được xây dựng dựa trên cơ sở tập hợp và phân tích các tư liệu hiện có từ những đề tài, dự án đã được tiến hành từ những 1980 trở lại đây. Kết quả phân tích cho thấy rạn san hô có diện tích khá 1ớn (trên ha) và mức độ đa dạng cao với trên 997 loài thuộc 647 giống và 174 họ của 6 nhóm sinh vật rạn chủ yếu (294 loài san hô tạo rạn, 267 loài cá, 169 loài thân mềm, 68 loài giáp xác, 37 loài da gai và 162 loài giun nhiều tơ) đã được ghi nhận. Nhìn chung, các rạn san hô trong vịnh không còn duy trì trong tình trạng tốt với độ phủ san hô sống chỉ xếp ở mức trung bình (26,1 ± 3,6%), mật độ nguồn lợi cá rạn và động vật đáy không xương sống kích thước lớn có giá trị thực phẩm rất thấp. Một số khu vực có tình trạng rạn còn duy trì tương đối tốt là Rạn Trào, Hòn Đen, Bãi Tre, Lạch Cổ Cò, Hòn Mỹ Giang và Hòn Đỏ. Việc khai thác quá mức, khai thác hủy diệt, sự bùng nổ của sinh vật địch hại (sao biển gai, ốc gai), lắng đọng trầm tích, ô nhiễm được xem là những tác động làm suy giảm chất lượng và gây suy thoái các rạn san hô ở đây. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý hiệu quả tài nguyên, thiết lập mạng lưới các khu bảo tồn ở quy mô nhỏ và đa dạng hóa phương thức quản lý, phân vùng chức năng và xây dựng phương án quản lý, phục hồi các hệ sinh thái, nâng cao nhận thức cho các bên liên quan, giám sát và đánh giá hiệu quả quản lý tài nguyên được xem là những giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học phục vụ mục tiêu phát triển trước mắt cũng như lâu dài ở vịnh Vân Phong. CORAL REEFS IN VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCE: STATUS AND MANAGEMENT PERSPECTIVES Nguyen Van Long, Vo Si Tuan, Phan Kim Hoang, Hua

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN