tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển DNNVV. Phân tích thực trạng hoạt động của các DNNVV trên địa bàn tỉnh, tổng kết thành công, chỉ ra tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV ở Quảng Bình trong thời gian tới. | BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ BÍCH HẠNH Phản biện 1: . BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: . BÙI THỊ TÁM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 22 tháng 02 năm 2014. Có thể tìm hiểu Luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm khoảng 97% số doanh nghiệp (DN) cả nước, đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội, xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ tích cực cho DN lớn phát triển. Nhưng do thiếu nguồn lực, trình độ quản lý chưa cao, máy móc thiết bị chưa hiện đại và cơ chế chính sách còn bất cập, nên số DNNVV bị phá sản, giải thể khá nhiều. Nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các DNNVV, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ sản xuất tiêu thụ nhằm phát huy thế mạnh của loại hình này vẫn là vấn đề cấp thiết đối với cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng. Quảng Bình là tỉnh nghèo, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, nhưng có nhiều lợi thế phát triển. Với khoảng DN đang hoạt động, trong đó 99,3% là DNNVV, nên việc phát huy tiềm lực của các DNNVV thực sự cần thiết. Ý thức được tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề này, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế. Nhằm nghiên cứu thực trạng SXKD của các DNNVV trên địa bàn tỉnh, từ đó tìm ra một số giải pháp phát triển DNNVV, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Bình trong những năm tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát .
đang nạp các trang xem trước