tailieunhanh - Đánh giá độ tin cậy của phương pháp TRISS sửa đổi trong tiên lượng hậu quả chấn thương

Bài viết Đánh giá độ tin cậy của phương pháp TRISS sửa đổi trong tiên lượng hậu quả chấn thương trình bày nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của phương pháp TRISS sửa đổi trong tiên lượng hậu quả của chấn thương tại bệnh viện Việt - Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng số bệnh nhân 3772 (nam 78,8%, nữ 21,2%); tuổi trung bình: 34,7 ± 15,1; 323 bệnh nhân tử vong,. . | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA PHƯƠNG PHÁP TRISS SỬA ĐỔI TRONG TIÊN LƯỢNG HẬU QUẢ CHẤN THƯƠNG Nguyễn Hữu Tú Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của phương pháp TRISS sửa đổi trong tiên lượng hậu quả của chấn thương tại bệnh viện Việt - Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng số bệnh nhân 3772 (nam 78,8%, nữ 21,2%); tuổi trung bình: 34,7 ± 15,1; 323 bệnh nhân tử vong. Hiệu lực tiên lượng của RTS: ROC = 0,9 (0,88 – 0,92, CI 95%). Hiệu lực tiên lượng của ISS: ROC = 0,91 (0,90 - 0,93, CI 95%). Độ tin cậy của phương pháp TRISS sửa đổi: ROC = 0,95 (0,92 – 0,97, CI 95%), Sn = 55%, Sp = 98,4%, PPV = 76,6%, NPV = 95,8%; Tỷ lệ tiên lượng sai (M) = 5,2%; và Z = 0,11 (p > 0,05). Phương pháp TRISS sửa đổi có khả năng tiên lượng tốt hậu quả sống chết sau chấn thương trên lâm sàng với độ tin cậy cao. Từ khoá: chấn thương, TRISS, tử vong I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đánh giá đúng độ nặng của chấn thương và tiên lượng sớm theo các tiêu chuẩn quốc tế cho phép đưa ra các quyết định xử trí đúng đắn trong cấp cứu. Đánh giá độ nặng và tiên lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế còn là công cụ tin cậy và cần thiết trong nghiên cứu chấn thương nói chung, là cơ sở khoa học khi đánh giá kết quả điều trị của từng bệnh nhân chấn thương hay của cả hệ thống điều trị [1; 4]. Phương pháp TRISS (gồm bảng điểm RTS, ISS và tuổi) đã được nghiên cứu, thừa nhận và áp dụng rộng rãi tại nhiều trung tâm chấn thương trên thế giới. Do sự khác nhau về đặc điểm dịch tễ, mức độ nặng của chấn thương và chất lượng của hệ thống điều trị ở mỗi nước, TRISS được áp dụng với các hệ số chấn thương đặc trưng khác nhau [2; 7]. Từ năm 1996, chúng tôi đã đưa các tiêu chuẩn đánh giá độ nặng và tiên lượng chấn thương theo phương pháp TRISS vào nghiên cứu và áp dụng tại bệnh viện Việt Đức; đã tìm ra các hệ số chấn thương đặc trưng riêng và các sửa đổi trong phương pháp TRISS phù hợp với hệ thống cấp cứu và điều trị chấn thương tại Việt Nam [1]. Việc tiếp tục nghiên cứu kiểm chứng độ tin cậy của các tiêu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.