tailieunhanh - Sự truyền sóng qua hàng rào tre tại bờ biển Bạc Liêu trong mùa gió Tây Nam
Bờ biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị xói lở nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Để chống lại sự xói lở này thì giải pháp xây dựng hàng rào tre để phục vụ trồng cây ngập mặn là một trong những giải pháp đã và đang được sử dụng hiện nay cho khu vực này. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu sự truyền sóng qua hàng rào tre đã được xây dựng tại vùng bờ biển Bạc Liêu. Kết quả phân tích cho mùa gió Tây Nam cho thấy sự truyền sóng qua hàng rào tre là tăng lên khi chiều cao sóng hoặc độ sâu nước tăng. Thêm vào nữa, hệ số truyền sóng (Kt) qua hàng rào giảm đi khi tỷ số giữa độ lưu không đỉnh hàng rào và chiều cao sóng (Rc/Hst) tăng và Kt = khi Rc/Hst = 0 (khi đó đỉnh hàng rào bằng với cao trình mực nước). Nghiên cứu này đã sơ bộ đưa ra công thức kinh nghiệm tính hệ số truyền sóng Kt theo tỷ số Rc/Hst. | BÀI BÁO KHOA HỌC SỰ TRUYỀN SÓNG QUA HÀNG RÀO TRE TẠI BỜ BIỂN BẠC LIÊU TRONG MÙA GIÓ TÂY NAM Mai Cao Trí 1, Ngô Thị Thùy Anh2 Tóm tắt: Bờ biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị xói lở nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Để chống lại sự xói lở này thì giải pháp xây dựng hàng rào tre để phục vụ trồng cây ngập mặn là một trong những giải pháp đã và đang được sử dụng hiện nay cho khu vực này. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu sự truyền sóng qua hàng rào tre đã được xây dựng tại vùng bờ biển Bạc Liêu. Kết quả phân tích cho mùa gió Tây Nam cho thấy sự truyền sóng qua hàng rào tre là tăng lên khi chiều cao sóng hoặc độ sâu nước tăng. Thêm vào nữa, hệ số truyền sóng (Kt) qua hàng rào giảm đi khi tỷ số giữa độ lưu không đỉnh hàng rào và chiều cao sóng (Rc/Hst) tăng và Kt = khi Rc/Hst = 0 (khi đó đỉnh hàng rào bằng với cao trình mực nước). Nghiên cứu này đã sơ bộ đưa ra công thức kinh nghiệm tính hệ số truyền sóng Kt theo tỷ số Rc/Hst. Từ khóa: Sự truyền sóng, hàng rào tre, bảo vệ bờ biển. 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1 Vùng bờ biển ở nước ta hiện nay đã và đang bị xói lở nghiêm trọng trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đã có nhiều nghiên cứu về các giải pháp chống lại sự xói lở bờ biển như các giải pháp nhằm truyền sóng và dòng chảy. Các giải pháp này có thể là các giải pháp công trình cứng (US Army Corps of Engineers, 1992; Van Rijn, 2013) và giải pháp công trình mềm (MFF, 2010; Albers và nnk, 2013; Schmitt và nnk, 2013; Wetland International, 2014). Hiện nay các giải pháp thân thiện với môi trường đã và đang được quan tâm và ưu tiên hơn so với các giải pháp khác, đặc biệt là đối với các vùng ven biển có lượng phù sa lớn và đất lầy thụt, việc sử dụng công trình cứng thường không phù hợp do nền không ổn định. Một trong những giải pháp mềm thân thiện với môi trường và có 1 Khoa Xây dựng Công trình Biển và Dầu khí, Đại học Xây dựng, Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình, Viện Khoa học Thủy Lợi Việt .
đang nạp các trang xem trước