tailieunhanh - Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh và đột biến gen EGFR trong 116 trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh và đột biến gen EGFR của ung thư phổi không tế bào nhỏ từ tháng 06‐2010 đến tháng 02‐2012 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH VÀ ĐỘT BIẾN GEN EGFR TRONG 116 TRƯỜNG HỢP UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ Trần Minh Thông*, Phạm Hùng Vân**, Đoàn Trọng Nghĩa*, Nguyễn Thúy Hằng* TÓM TẮT Tổng quan: Ung thư phổi chiếm tỉ lệ cao nhất và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong tất cả các bệnh ung thư. Phần lớn ung thư phổi là loại không tế bào nhỏ và loại tế bào nhỏ. Ung thư phổi thường cho di căn rất sớm đến các hạch trung thất và các cơ quan ngoài phổi khác, đặc biệt là não và tủy xương. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ với hóa trị đơn thuần đã không đem lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR, nếu được điều trị với các thuốc ức chế tyrosin kinase của EGFR sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị. Do đó, ngày này việc chẩn đoán phát hiện đột biến EGFR trong ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị nhắm trúng đích phân tử cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh và đột biến gen EGFR của ung thư phổi không tế bào nhỏ từ tháng 06‐2010 đến tháng 02‐2012 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ = 1,8/1. Khoảng tuổi mắc bệnh từ 30 đến 89, độ tuổi trung bình 55, trên 50 tuổi chiếm đa số (85,96%).Tỉ lệ đột biến gen EGFR là 54,3%. Đột biến thường gặp ở bệnh nhân nữ (66%), loại mô học carcinôm tuyến (54%). Hai loại đột biến thường gặp nhất là mất đoạn ở exon 19 (38%) và L858R ở exon 21 (27%). Kết luận: Xét nghiệm phát hiện đột biến EGFR là một xét nghiệm quan trong và nên được thực .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN