tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý thành phần hữu cơ bằng công nghệ giá thể chuyển động PVA Gel trong nước thải chế biến thủy sản
Đề tài nhằm đánh giá khả năng loại bỏ thành phần hữu cơ trong nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ giá thể chuyển động PVA gel; tổng hợp đánh giá khả năng ứng dụng và nhân rộng mô hình để xử lý nước thải giàu hữu cơ. . | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA PHẠM THỊ ÁI KIỀU NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ THÀNH PHẦN HỮU CƠ BẰNG CÔNG NGHỆ GIÁ THỂ CHUYỂN ĐỘNG PVA-GEL TRONG NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Đà Nẵng - Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ VĂN MẠNH Phản biện 1: PGS. TS. Đinh Thị Phƣơng Anh Phản biện 2: TS. Đặng Quang Vinh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật môi trường họp tại Đại học Bách khoa vào ngày 29 tháng 12 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng. Thư viện Khoa Môi trường, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành công nghiệp chế biến thủy (CBTS) phát triển mạnh ở các quốc gia có diện tích bề mặt nước lớn. Các hoạt động sơ chế và chế biến sản phẩm thường phát sinh ra một lượng nước thải lớn (cá da trơn: 5-7 m3/tấn sản phẩm (sp); tôm đông lạnh: 4-6 m3/tấn sp; surimi: 20-25 m3/tấn sp; thuỷ sản đông lạnh hỗn hợp: 4-6 m3/tấn sp với lưu lượng không ổn định và có sự thay đổi theo mùa khai thác và chủng loại sản phẩm chế biến [3]. Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy ở các dạng mảnh vụn nhỏ lơ lửng (TSS), dạng phân tán nhỏ và keo (BOD và COD) và các chất dinh dưỡng (N,P). Nếu không có biện pháp xử lý và kiểm soát thỏa đáng sẽ gây ô nhiễm đến nguồn tiếp nhận là nước biển ven bờ và sự ô nhiễm mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ [14], [15]. Một số tác động đặc trưng của ngành chế biến thuỷ sản gây ảnh hưởng đến môi trường như sau: (1) Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản. (2) Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏ tôm, vỏ .
đang nạp các trang xem trước