tailieunhanh - Ảnh hưởng của lớp màng sinh học trên bề mặt đất tới sự phát thải khí CO2 vào khí quyển từ đất rừng ngập mặn vườn Quốc gia Xuân Thủy

Đất rừng ngập mặn có khả năng lưu giữ một lượng carbon rất lớn nhưng cũng phát thải một phần carbon tích lũy được vào khí quyển dưới dạng khí CO2. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm định lượng lượng khí CO2 phát thải từ bề mặt đất rừng ngập mặn vào khí quyển và ảnh hưởng của lớp màng sinh học trên bề mặt đất tới lượng khí phát thải. Nồng độ khí CO2 phát thải được đo bằng một buồng tối kết nối trực tiếp với máy phân tích khí hồng ngoại (IRGA) và được thực hiện vào hai mùa đặc trưng trong năm (mùa khô và mùa mưa) để tìm mối tương quan giữa các yếu tố môi trường và nồng độ khí CO2 phát thải. | BÀI BÁO KHOA HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA LỚP MÀNG SINH HỌC TRÊN BỀ MẶT ĐẤT TỚI SỰ PHÁT THẢI KHÍ CO2 VÀO KHÍ QUYỂN TỪ ĐẤT RỪNG NGẬP MẶN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY Hà Thị Hiền, Nguyễn Thị Kim Cúc1 Tóm tắt: Đất rừng ngập mặn có khả năng lưu giữ một lượng carbon rất lớn nhưng cũng phát thải một phần carbon tích lũy được vào khí quyển dưới dạng khí CO2. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm định lượng lượng khí CO2 phát thải từ bề mặt đất rừng ngập mặn vào khí quyển và ảnh hưởng của lớp màng sinh học trên bề mặt đất tới lượng khí phát thải. Nồng độ khí CO2 phát thải được đo bằng một buồng tối kết nối trực tiếp với máy phân tích khí hồng ngoại (IRGA) và được thực hiện vào hai mùa đặc trưng trong năm (mùa khô và mùa mưa) để tìm mối tương quan giữa các yếu tố môi trường và nồng độ khí CO2 phát thải. Kết quả khảo sát thu được giá trị nồng độ khí CO2 phát thải từ đất rừng ngập mặn ở điều kiện thường là 3,98 ± 3,72 mmol m-2 h-1 và tại vùng đất trống là 1,77 ± 1,36 mmol m-2 h-1. Tuy nhiên, khi gạt bỏ lớp màng sinh học trên bề mặt đất (tới độ sâu ~ 2 mm), nồng độ khí CO2 phát thải tăng lên là 1,28 và 1,74 lần tương ứng với đất rừng ngập mặn và đất trống. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường như nhiệt độ, lượng mưa và lớp màng sinh học trên lớp đất bề mặt có ảnh hưởng lớn tới lượng khí CO2 phát thải vào khí quyển. Từ khóa: nồng độ khí CO2, đất rừng ngập mặn, chlorophyll-a, lớp màng sinh học, Vườn Quốc gia Xuân Thủy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái rừng phát triển dọc bờ biển ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với đặc điểm nổi bật là có năng suất sơ cấp cao (Bouillon và cs., 2008; Komiyama và cs., 2008). Do tình trạng đất bị ngập úng thường xuyên bởi thủy triều nên các chất hữu cơ bị phân hủy chậm, vì vậy một lượng lớn carbon được tích lũy lại trong các tầng đất của RNM. Tuy nhiên, một phần carbon tích lũy trong đất RNM bị phân hủy, khoáng hóa và hình thành nên các khí nhà kính, trong đó có khí CO2. Khí này có thể phát thải trực tiếp vào không khí qua giao diện đất –

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.