tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu tình trạng buồn ngủ của người lái xe dựa trên nhận dạng cử chỉ khuôn mặt

Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan các phương pháp cho các hệ thống giải quyết các vấn đề về sự mệt mỏi và buồn ngủ của người lái xe. Sau đó, đi sâu nghiên cứu phương pháp theo dõi và cảnh báo tình trạng buồn ngủ của người lái xe trong ứng dụng nhận dạng khuôn mặt người bằng cách theo dõi trạng thái nhắm/ mở mắt của người lái xe. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÁI THỊ HOÀ VÂN NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BUỒN NGỦ CỦA NGƯỜI LÁI XE DỰA TRÊN NHẬN DẠNG CỬ CHỈ KHUÔN MẶT Chuyên ngành: Khoa Học Máy Tính Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH Đà Nẵng – Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THẾ VŨ Phản biện 1: TS. Huỳnh Công Pháp Phản biện 2: PGS. TS. Lê Mạnh Thạnh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học máy tính họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 01 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại hoc Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bối cảnh chung Những năm gần đây, ở nước ta, cùng với quá trình phát triển nhanh của các phương tiện giao thông, con số tai nạn giao thông ngày càng tăng nhiều, đặt ra một mối nguy hiểm nghiêm trọng cho cuộc sống xã hội và người tham gia giao thông. Tai nạn giao thông (TNGT) đã và đang trở thành nỗi đau lớn của nhiều gia đình, trong những vụ tai nạn giao thông, người thì mang tật suốt đời, người tử vong để lại những khoảng trống không gì bù đắp nổi cho người thân. Và một trong những nguyên nhân chính của tai nạn giao thông là sự thiếu tập trung của người lái xe do mệt mỏi hay buồn ngủ. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung 7 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn cả nước đã xảy ra vụ tai nạn giao thông và bình quân mỗi ngày 61 vụ. Và theo phân tích của Cục Cảnh Sát Giao Thông, gần 70% số vụ TNGT xảy ra vào khoảng thời gian từ 12h đến 24h, đây là khoảng thời gian người điều khiển phương tiện bị tác động tâm lý của sự mệt mỏi, căng thẳng, sự chênh lệch về nhiệt độ, ánh sáng giữa ngày và đêm (đặc biệt đối với phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa ) Báo cáo về "Rối loạn giấc ngủ và tai nạn giao thông" tại hội nghị khoa học thường niên Hội Hô hấp Việt Nam và Chương trình đào tạo y khoa liên tục 2015, giáo

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.