tailieunhanh - Nông dân và ruộng đất Đồng bằng sông Cửu Long – xét trên khía cạnh xã hội

Trong quá trình cải cách, đổi mới và mở cửa đất nước từ năm 1986, bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam có sự thay đổi rõ nét và đồng bằng sông Cửu Long cũng nằm trong xu hướng của sự biến đổi đó. ĐBSCL là vùng đất mới được khai phá từ khoảng thế kỷ XV – XVI, khác với ĐBSH, đây là đồng bằng trẻ, có lượng phù sa màu mỡ hàng năm do sông Mê Kông cung cấp, khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là chuyên canh cây lúa và cây ăn quả. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG DÂN VÀ RUỘNG ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – XÉT TRÊN KHÍA CẠNH XÃ HỘI NCS. Nguyễn Thị Thu Thoa ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình cải cách, đổi mới và mở cửa đất nước từ năm 1986, bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam có sự thay đổi rõ nét và đồng bằng sông Cửu Long cũng nằm trong xu hướng của sự biến đổi đó. ĐBSCL là vùng đất mới được khai phá từ khoảng thế kỷ XV – XVI, khác với ĐBSH, đây là đồng bằng trẻ, có lượng phù sa màu mỡ hàng năm do sông Mê Kông cung cấp, khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là chuyên canh cây lúa và 1. cây ăn quả. Song song với những thành tựu đạt được qua quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, ĐBSCL hiện đang đối mặt với những vấn đề nan giải xuất phát từ thực tiễn ruộng đất và đời sống nông dân như: Vấn đề lao động trong nông nghiệp; Quá trình tích tụ ruộng đất. Sự biến đổi về ruộng đất kéo theo sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, làm biến đổi cơ cấu xã hội nông nghiệp truyền thống của Việt Nam, từ xã hội nông nghiệp thuần tuý – tiểu nông nay có ảnh hưởng của kinh tế thị trường, có sự hiện diện của đô thị trong nông thôn. 2. XU HƯỚNG PHÂN HÓA XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN ĐBSCL Tình trạng nông dân bỏ ruộng, trả ruộng đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước, có nơi âm thầm, có nơi ồ ạt. Nếu những năm 2011 trở về trước, việc bỏ hoang ruộng đất mới xảy ra ở một số tỉnh chung quanh các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp, thì hiện nay ngày càng có nhiều hộ nông dân bỏ ruộng kéo nhau ra phố làm ăn. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng trên là do thu nhập từ canh tác nông nghiệp của nông dân so với thu nhập của những người ra thành phố kiếm sống có sự chênh lệch lớn. Theo ước tính, nếu được mùa, mỗi sào ruộng, sau khi trừ chi phí cũng chỉ được lãi vài trăm nghìn đồng. Trong khi đó, nếu như lên thành phố tìm việc làm, hoặc chuyển sang nghề khác, cũng có thể mang lại thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng. Trong khi thu nhập đã thấp, giá cả nông sản không ổn định, cho nên người nông dân không .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN