tailieunhanh - Đánh giá mức độ nhạy cảm vancomycin của staphylococcus aureus

Mục tiêu nghiên cứu nhằm cập nhật về tình hình đề kháng kháng sinh của S. aureus, nhất là mức độ nhạy cảm đối với vancomycin. Nghiên cứu thực hiện thu nhận các chủng vi khuẩn S. aureus từ các nhiễm trùng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian từ 01/2012 đến tháng 01/2013. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VANCOMYCIN CỦA STAPHYLOCOCCUS AUREUS Phạm Thái Bình*, Phạm Hùng Vân*, Trương Quang Vinh*, Nguyễn Thị Thanh Trúc*, Trần Bích Ngọc*, Nguyễn Thị Trúc Anh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thách thức hiện nay đang phải đối phó là tình trạng ngày càng đề kháng kháng sinh của tác nhân nhiễm trùng. Trong đó, đối với Staphylococcus aureus (S. aureus) là sự gia tăng tỷ lệ MRSA và giảm nhạy cảm với vancomycin‐ một trong những kháng sinh được lựa chọn hàng đầu để điều trị các nhiễm trùng nặng do MRSA. Mục tiêu nghiên cứu: Cập nhật về tình hình đề kháng kháng sinh của S. aureus, nhất là mức độ nhạy cảm đối với vancomycin. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thu nhận các chủng vi khuẩn S. aureus từ các nhiễm trùng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian từ 01/2012 đến tháng 01/2013. Thực hiện định danh S. aureus bằng thử nghiệm sinh hóa, kháng sinh đồ bằng phương pháp đĩa kháng sinh khuếch tán trong thạch và xác định MIC của vancomycin bằng Etest. Kết quả nghiên cứu: Thu nhận được 147 chủng vi khuẩn S. aureus từ các bệnh phẩm khác nhau với tỷ lệ MRSA là 51%. Vi khuẩn S. aureus đề kháng cao với penicillin và còn nhạy cảm với vancomycin, linezolide và rifampicin trên MRSA và MSSA. Đối với MRSA đề kháng cao với erythromycin (92%), clindamycin (84%), ciprofloxacin (65,3%) và gentamicin (62,7%). So với MSSA thì tỷ lệ đề kháng này thấp hơn erythromycin (45,8%), clindamycin (61,9%), ciprofloxacin (44,9%) và gentamicin (40,8%). MIC90 của vancomycin trên .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN