tailieunhanh - Tiếp xúc giữa các ngôn ngữ tại vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

Bài viết trình bày một cách khái quát về trạng thái đa ngữ xã hội và tiếp xúc giữa các ngôn ngữ tại vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay và hệ quả của sự tiếp xúc này. Trong đó, chú trọng tới tiếp xúc giữa ngôn ngữ dân tộc thiểu số với tiếng Việt và hệ quả của nó là sự xuất hiện các từ của tiếng Việt trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra là cách xử lí các từ Việt trong các ngôn ngữ này. | TAN TRAO UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE TIẾP XÚC GIỮA CÁC NGÔN NGỮ TẠI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY The contact of languages in area of ethnic groups in Vietnam nowadays Ngày nhận bài: 01/9/2016; ngày phản biện 15/10/2016; ngày duyệt đăng:21/11/2016 Nguyễn Văn Khang* TÓM TẮT Bài viết trình bày một cách khái quát về trạng thái đa ngữ xã hội và tiếp xúc giữa các ngôn ngữ tại vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay và hệ quả của sự tiếp xúc này. Trong đó, chú trọng tới tiếp xúc giữa ngôn ngữ dân tộc thiểu số với tiếng Việt và hệ quả của nó là sự xuất hiện các từ của tiếng Việt trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra là cách xử lí các từ Việt trong các ngôn ngữ này. Từ khóa: dân tộc thiểu số; ngôn ngữ ABSTRACT The research presents an overview of multilingualism and the contact of ethnic groups' languages in Vietnam nowadays and its consequences. In particular, attach to contact between minority groups' languages and Vietnamese and its consequences is the appearance of the words of Vietnamese in the minority groups' languages. The question is how to deal with the Vietnamese in this language Keywords: ethnic minorities; language 1. Với 54 dân tộc trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, 53 dân tộc còn lại là các dân tộc thiểu số, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Cộng cư đan xen giữa các dân tộc là một đặc điểm cư trú phổ biến ở các vùng dân tộc. Nhất là trong tình hình hiện nay, đô thị hóa và nền kinh tế thị trường gắn với nhu cầu mưu sinh đang là nguyên nhân của các cuộc di dân mạnh mẽ, thì hiện tượng cộng cư càng tăng mạnh. Kết quả về mặt ngôn ngữ là sự hình thành các cộng đồng đa ngữ, theo đó, là sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ, tạo nên sự tương tác, ảnh hưởng qua lại giữa chúng và những hệ quả diễn ra trong đời sống của mỗi ngôn ngữ. 2. Như đã biết, khi có một cộng đồng đa ngữ thì các ngôn ngữ có điều kiện tiếp xúc với nhau. Khi các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau thì tất yếu sẽ có sự tương tác giữa các ngôn ngữ. Câu hỏi đặt ra là,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN