tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội giao cấu với trẻ em trong luật Hình sự Việt Nam

Đề tài chỉ tập chung nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan đến tội giao cấu với trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam. Đồng thời chỉ nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về tội này từ phía Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƢƠNG VĂN THỊNH TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Quốc Toản Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn này được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi giờ . Ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn Tại trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hiến pháp năm 2013 khẳng định là: công nhận, tôn trọng và bảo vệ. Con người là đối tượng bảo vệ của pháp luật, con người với tư cách là thể nhân bao gồm nhiều lứa tuổi, thành phần, tầng lớp; xét dưới giác độ cơ cấu độ tuổi và sự trưởng thành về mặt nhận thức, mặt sinh lý được chia thành hai loại: Người chưa thành niên và người đã thành niên. Trong lứa tuổi người chưa thành niên pháp luật Việt Nam quy định thành hai trường hợp: Một là trẻ em là người dưới 16 tuổi, hai là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Trong việc bảo vệ quyền con người thì việc quan tâm bảo vệ các quyền của trẻ em luôn là mục tiêu và là đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ và chăm sóc hàng đầu của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Thể chế hóa Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền trẻ em, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã thông qua Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em (ngày 12/08/1991). Các đạo luật xác định các quyền của trẻ em theo yêu cầu cũng như đối tượng điều chỉnh của từng ngành luật riêng biệt, nhưng tư tưởng xuyên suốt của các khoa học pháp lý luôn coi trẻ em là một khách thể cần được bảo vệ đặc biệt. Trong các hành vi xâm hại đến trẻ em có thể kể đến các hành

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.